Vận chuyển hàng nặng và các lưu ý quan trọng cần nắm rõ

Vận chuyển hàng nặng là một vấn đề khá nan giải đối với các nhà kinh doanh thương mại. Từ việc lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp, đảm bảo an toàn cho hàng hóa đến việc tối ưu hóa chi phí, mỗi khâu đều đòi hỏi sự tính toán thật kỹ lưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về vận chuyển hàng hoá nặng và những lưu ý quan trọng cần nắm rõ. 

1. Tổng quan về vận chuyển hàng nặng

1.1. Vận chuyển hàng nặng là gì?

Vận chuyển hàng nặng là hoạt động chuyên chở các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, kích thước vượt quá tiêu chuẩn thông thường bằng các phương tiện và thiết bị chuyên dụng. Loại hình vận chuyển này đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ thuật cao để đảm bảo hàng hóa được an toàn, nguyên vẹn đến điểm đích.

Vận chuyển hàng hoá cồng kềnh đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ thuật cao
Vận chuyển hàng hoá cồng kềnh đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ thuật cao

1.2. Quy định về kích thước hàng nặng

Thông thường, hàng hoá được xếp vào loại hàng cồng kềnh khi có kích thước, trọng lượng như sau:

  • Với bưu gửi: 
    • Khi có bất kỳ một chiều ≥ 150cm
    • Hoặc:
      • Chiều dài + (Chiều rộng + Chiều cao)*2 ≥ 300cm
      • Chiều Rộng + (Chiều dài + Chiều cao)*2 ≥ 300cm
      • Chiều cao + (Chiều rộng + Chiều dài)*2 ≥ 300cm
  • Với kiện hàng: Trọng lượng > 30kg
  • Với hàng liền khối: Trọng lượng > 50kg

1.3. Tầm quan trọng của vận chuyển hàng nặng

Vận chuyển hàng nặng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp lớn như xây dựng, sản xuất, và xuất nhập khẩu. Đây là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp duy trì chuỗi cung ứng ổn định, đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc và sản phẩm được vận chuyển đến đúng nơi, đúng thời gian. 

Việc vận chuyển hiệu quả không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo tiến độ sản xuất và hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ.

1.4. Những loại hàng hóa cồng kềnh thường gặp

  • Máy móc – Thiết bị công nghiệp: thiết bị sản xuất, máy biến áp, máy phát điện, thiết bị xây dựng, nồi hơi, bể chứa khí công nghiệp… 
  • Vật liệu xây dựng: Sắt thép, bê tông, tấm panel, cọc bê tông,…
  • Nội thất: Bàn ghế, kệ, tủ, giường,…
  • Xe cộ – phương tiện giao thông: Tàu thuyền, ô tô, xe máy,…
  • Thiết bị điện tử lớn: Tivi màn hình lớn, tủ lạnh, máy giặt, máy lạnh, máy tập thể dục và các thiết bị gia dụng cồng kềnh khác.
  • Hàng hóa bất thường: Hàng hóa có hình dạng hoặc cấu trúc không đồng nhất như các tác phẩm nghệ thuật lớn, mô hình kiến trúc,…
Máy móc, thiết bị sản xuất là loại hàng hoá nặng thường gặp
Máy móc, thiết bị sản xuất là loại hàng hoá nặng thường gặp

2. 4 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng nặng

2.1. Khối lượng và kích thước hàng 

Chi phí vận chuyển tỉ lệ thuận với trọng lượng và kích thước thực tế của hàng hoá, cụ thể:

  • Hàng hóa nhẹ nhưng kích thước cồng kềnh: Chi phí vận chuyển được tính theo khối lượng thể tích (m³). 
  • Hàng hóa nặng nhưng kích thước nhỏ gọn: Chi phí tính theo trọng lượng thực tế (kg).

2.2. Khoảng cách vận chuyển

Khi vận chuyển hàng nặng trên quãng đường càng xa, lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ càng nhiều, dẫn tới chi phí nhiên liệu tăng lên đáng kể. Khoảng cách xa cũng đồng nghĩa với thời gian vận chuyển dài hơn, kéo theo sự gia tăng của chi phí nhân công, bảo hiểm, và các chi phí phát sinh khác như: phí bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện, phí cầu đường, phí bảo hiểm hàng hoá,…

Chi phí vận chuyển sẽ tăng lên khi hàng hoá có yêu cầu vận chuyển đặc biệt 
Chi phí vận chuyển sẽ tăng lên khi hàng hoá có yêu cầu vận chuyển đặc biệt

2.3. Hình thức vận chuyển

Vận chuyển hàng nặng bằng các hình thức khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau, cụ thể:

  • Đường biển: Chi phí vận chuyển rẻ nhưng thời gian giao hàng lâu
  • Đường bộ: Chi phí cao hơn so với đường biển nhưng thời gian giao hàng nhanh hơn.
  • Đường hàng không: Thời gian giao hàng nhanh nhất nhưng có mức chi phí cao nhất.

Bạn muốn biết chi tiết ưu nhược điểm của từng hình thức vận chuyển? Hãy tham khảo bài viết hình thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay để hiểu rõ hơn nhé!

2.4 Yêu cầu đặc biệt

Chi phí vận chuyển sẽ tăng đáng kể khi hàng hóa có yêu cầu đặc biệt. Ví dụ, mặt hàng dễ vỡ cần sử dụng vật liệu đóng gói chuyên dụng và tốn công đóng gói cẩn thận. Hàng dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa tươi cần được bảo quản trong điều kiện kho lạnh hoặc vận chuyển bằng xe có trang bị thiết bị làm lạnh. Đối với các mặt hàng siêu trường, siêu trọng, cần thuê thêm máy cẩu, xe nâng để hỗ trợ việc bốc xếp và di chuyển. 

Tất cả những điều này đều làm gia tăng chi phí vận chuyển lên đáng kể.

3. Các hình thức vận chuyển hàng nặng phổ biến

Có 3 phương thức phổ biến được sử dụng trong vận chuyển hàng nặng, mỗi phương thức đều có những thế mạnh riêng:

  • Đường bộ: là phương thức vận chuyển linh hoạt, nhanh chóng, phù hợp với nhiều loại hàng hóa và có thể giao hàng tận nơi; thích hợp cho các đơn hàng nội địa trên các tuyến đường vừa phải. 
  • Đường thủy: được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ chi phí thấp và khả năng vận chuyển lớn, phù hợp với các đơn hàng xuất khẩu hoặc vận chuyển toàn quốc.
  • Đường hàng không: nổi bật với tốc độ nhanh và có độ an toàn cao, thích hợp cho các hàng hóa có giá trị lớn và yêu cầu giao gấp.
Mỗi loại hàng hoá phù hợp với một phương thức vận chuyển khác nhau
Mỗi loại hàng hoá phù hợp với một phương thức vận chuyển khác nhau

Bạn muốn lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp cho hàng hóa của mình? Tham khảo ngay bài viết So sánh và đánh giá các phương thức vận chuyển hiện nay!

4. Quy trình trình vận chuyển hàng nặng

Quy trình vận chuyển hàng nặng thường bao gồm 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu khách hàng

Đơn vị vận chuyển tiếp nhận thông tin chi tiết từ khách hàng về loại hàng hóa, khối lượng, kích thước, điểm lấy hàng và đích đến, thời gian giao hàng, cũng như các yêu cầu đặc biệt (nếu có). Dựa trên thông tin này, đơn vị sẽ tư vấn phương án vận chuyển phù hợp nhất, bao gồm lộ trình và phương tiện.

Bước 2: Đánh giá hàng hóa

Đơn vị vận chuyển tiến hành kiểm tra, đánh giá hàng hóa thực tế và đề xuất phương án đóng gói phù hợp để đảm bảo an toàn. Dựa trên những đánh giá này, đơn vị vận chuyển sẽ lên kế hoạch vận chuyển chi tiết, bao gồm phương tiện vận chuyển, lộ trình, thời gian giao hàng dự kiến và các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hóa.

Bước 3: Ký kết hợp đồng vận chuyển

Hai bên ký kết hợp đồng vận chuyển, trong đó quy định rõ ràng các điều khoản như loại hình dịch vụ, giá cước, thời gian vận chuyển, trách nhiệm, các trường hợp phát sinh và phương thức thanh toán.

Bước 4: Đóng gói và chuẩn bị hàng hóa

Hàng hóa được đóng gói kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Các mặt hàng dễ vỡ, siêu trọng hoặc yêu cầu đặc biệt cần có vật liệu đóng gói chuyên dụng như pallet, thùng gỗ hoặc thiết bị bảo vệ.

Bước 5: Vận chuyển và theo dõi

Đơn vị vận chuyển tiến hành lấy hàng, vận chuyển đến kho trung chuyển hoặc điểm đích theo lộ trình định sẵn. Quá trình vận chuyển có thể diễn ra bằng đường bộ, đường thủy, hoặc đường hàng không, tùy vào kế hoạch đã chốt. Trong suốt quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ được theo dõi để đảm bảo không xảy ra hư hỏng hoặc sự cố.

Bước 6: Giao hàng, kết thúc hợp đồng

Hàng hóa được giao đến điểm đích đúng thời gian cam kết. Người nhận tiến hành kiểm tra để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, mất mát và ký xác nhận hoàn tất, kết thúc hợp đồng vận chuyển.

Bạn muốn biết có những loại phương tiện vận chuyển nào? Đọc ngay bài viết Tổng hợp phương tiện vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay để được giải đáp chi tiết nhé!

5. Các đơn vị vận chuyển hàng nặng, hàng cồng kềnh tại Việt Nam 

5.1. Viettel Post

Là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel. Đơn vị này cung cấp đa dạng các dịch vụ Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, Dịch vụ Logistics, Dịch vụ Fulfillment và Dịch vụ Thương mại.

Một số ưu điểm nổi bật của Viettel Post trong việc vận chuyển hàng nặng bao gồm:

  • Chi phí cạnh tranh: chỉ từ 1.500đ/kg
  • Dịch vụ giao nhận tận nơi: Đảm bảo tiện lợi cho khách hàng
  • Giao gửi hàng hóa với trọng lượng lên đến 15.000kg

>>> Xem thêm: Chi tiết dịch vụ Viettel Post 

5.2. EMS

EMS Việt Nam là một trong những đơn vị chuyển phát nhanh uy tín hàng đầu trong lĩnh vực vận chuyển hàng nặng. Dịch vụ của EMS Việt Nam được khách hàng tin dùng nhờ vào nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Thời gian giao hàng nhanh
  • Cước phí tối ưu cho khách hàng 
  • Phạm vi hoạt động trên toàn quốc

>>> Xem thêm: Chi tiết dịch vụ của EMS

5.3. 247 Express

247Express là đơn vị tiên phong về dịch vụ vận chuyển với quy mô rộng khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Dịch vụ của đơn vị này sở hữu các thế mạnh như:

  • Cước phí cạnh tranh
  • Dịch vụ chuyên nghiệp
  • Nhân viên chu đáo, tận tâm

>>> Xem thêm: Chi tiết dịch vụ  247 Express 

247 Express là đơn vị vận chuyển hàng nặng uy tín trên thị trường
247 Express là đơn vị vận chuyển hàng nặng uy tín trên thị trường

5.4. Nasco Express

Ra đời từ những năm 1993, hiện nay Nasco Express là một trong những thương hiệu hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh hàng nặng cho các đối tác trong nước và quốc tế. 

Ưu điểm:

  • Sở hữu đội xe lớn cùng hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến
  • Có khả năng vận chuyển tất cả các loại hàng hóa
  • Thời gian vận chuyển sớm hơn từ 20 – 30% 
  • Cước phí thấp đặc biệt và thường xuyên có chương trình ưu đãi.

6. Lưu ý khi gửi hàng hóa cồng kềnh 

Lựa chọn đơn vị uy tín

Lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín là yếu tố tiên quyết giúp đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hoá của bạn được an toàn và hiệu quả. Sự uy tín này thường được thể hiện qua các yếu tố như: thời gian hoạt động lâu năm, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, phạm vi hoạt động rộng khắp,… 

Đóng gói hàng hóa cẩn thận

Đóng gói hàng hóa là bước quan trọng giúp bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động từ môi trường trong quá trình vận chuyển. Công việc này cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng. Hãy chọn vật liệu đóng gói phù hợp với kích thước và loại hàng hóa, để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất và tránh tổn thất trong suốt hành trình vận chuyển.

Đóng gói hàng hoá nặng cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng
Đóng gói hàng hoá nặng cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng

Kiểm tra kỹ trước khi giao hàng

Trước khi bàn giao hàng hóa cho đơn vị vận chuyển, cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng hàng và đối chiếu với hợp đồng. Nếu phát hiện sai lệch, cần lập biên bản và thông tin ngay cho đơn vị vận chuyển để xử lý kịp thời.

Theo dõi hành trình vận chuyển

Xuyên suốt quá trình vận chuyển, cần theo dõi sát sao hành trình đơn hàng để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh nếu có.

Bảo hiểm hàng hóa

Vận chuyển hàng nặng thường có tỉ lệ rủi ro cao hơn so với hàng hoá thông thường. Vì vậy, mua bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản và an tâm hơn trong suốt quá trình vận chuyển. Hãy lựa chọn mức bảo hiểm phù hợp với giá trị của hàng hóa và kiểm tra thật kỹ các điều khoản để đảm bảo quyền lợi của mình.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về vận chuyển hàng nặng, từ khái niệm, quy trình đến các lưu ý quan trọng. Việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp bạn tối ưu hóa chi phí và đảm bảo hàng hóa được bảo vệ tốt nhất trong quá trình vận chuyển. 

Đừng quên theo dõi Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực logistics và các giải pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả nhé!

Bạn muốn gửi hàng nặng đi nước ngoài? Tham khảo bài viết gửi hàng đi nước ngoài để được giải đáp chi tiết nhé!

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!