Tất tần tật về giá FOB, CIF và cách phân biệt chúng

Giá FOB, CIF là những yếu tố quan trọng trong vận chuyển quốc tế. Hiểu rõ sự khác biệt của 2 yếu tố này không chỉ giúp bạn kiểm soát chi phí vận chuyển mà còn hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro hàng hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết về giá FOB, CIF và cách phân biệt chúng để tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu qua bài viết sau!

1. Định nghĩa giá FOB, CIF

1.1. Giá FOB là gì?

FOB (Free on Board) là điều kiện giao hàng quốc tế quy định rằng người bán chịu trách nhiệm và chi phí cho hàng hóa cho đến khi chúng được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu. Sau khi hàng hóa đã lên tàu, mọi trách nhiệm và chi phí phát sinh sẽ thuộc về người mua.

Giá FOB trong giao dịch quốc tế là giá của hàng hóa tại cảng xuất khẩu, bao gồm giá trị hàng hóa, chi phí đóng gói, vận chuyển ra cảng, phí làm thủ tục thông quan xuất khẩu và xếp hàng lên tàu. Người mua sẽ chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến điểm đích.

Giá FOB là giá hàng hóa tại cảng xuất khẩu
Giá FOB là giá hàng hóa tại cảng xuất khẩu

Quy định trách nhiệm của các bên theo điều kiện FOB:

BÊN BÁN

BÊN MUA

  • Đóng gói hàng hóa và chuyển hàng lên tàu tại cảng được quy định.
  • Thông báo cho bên mua khi hàng đã được xếp lên tàu.
  • Chuyển giao các chứng từ liên quan cho Bên mua.
  • Chịu chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xuất khẩu.
  • Làm thủ tục hải quan xuất khẩu và đóng thuế.
  • Thanh toán tiền hàng cho bên bán.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa(nếu cần).
  • Làm thủ tục hải quan nhập khẩu và nộp các chi phí liên quan.
  • Chịu trách nhiệm với mọi rủi ro xảy ra sau khi hàng đã được xếp lên tàu.
  • Chịu các khoản phí vận chuyển hàng từ cảng xuất phát đến điểm đích.

Ưu điểm và nhược điểm của phương thức FOB:

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
  • Người mua có thể tự chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hóa, giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển.
  • Rõ ràng về trách nhiệm và chi phí giữa người bán và người mua, giảm thiểu tranh chấp.
  • Người mua chịu mọi rủi ro từ khi hàng hóa được xếp lên tàu, bao gồm cả thiệt hại và mất mát trong quá trình vận chuyển.
  • Người mua phải tự quản lý và điều phối vận chuyển, có thể phức tạp hơn so với các phương thức khác.

1.2. Giá CIF là gì?

CIF (Cost, Insurance, and Freight) là một điều kiện giao hàng quốc tế quy định rằng người bán chịu trách nhiệm chi trả các chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi chúng đến cảng của người mua. Các chi phí này bao gồm bao gồm giá hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng và chi phí vận chuyển đến cảng đích. 

Khi sử dụng CIF, người mua sẽ chịu trách nhiệm rủi ro gặp phải từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tới khi cập bến cảng đích. Tuy nhiên, phần lớn chi phí trước đó đã được bên bán chi trả.

Giá CIF là thuật ngữ các doanh nghiệp nên biết
Giá CIF là thuật ngữ các doanh nghiệp nên biết

Quy định trách nhiệm của các bên theo điều kiện CIF:

BÊN BÁN BÊN MUA
  • Giao hàng lên tàu ở cảng xuất phát theo thời gian và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Thông báo cho bên mua về việc giao hàng.
  • Cung cấp đầy đủ chứng từ cần thiết để nhận hàng như hóa đơn thương mại, vận đơn và chứng từ bảo hiểm,…
  • Chi trả mọi chi phí và phát sinh khi vận chuyển hàng từ cảng xuất phát đến cảng đích.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa với mức bồi thường ít nhất bằng giá trị hàng hóa theo hợp đồng.
  • Chịu mọi rủi ro (như mất mát, hư hại) của hàng hóa sau khi hàng được giao lên tàu ở cảng xuất phát.
  • Thanh toán giá trị hàng hóa theo hợp đồng
  • Thanh toán các khoản phí phát sinh sau khi hàng hóa rời khỏi tàu ở cảng đến (bao gồm thuế, phí nhập khẩu, thủ tục hải quan và các chi phí vận chuyển nội địa).

 

Ưu điểm và nhược điểm của phương thức CIF:

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
  • Bên bán lo toàn bộ quá trình vận chuyển và mua bảo hiểm, giúp bên mua giảm bớt gánh nặng quản lý.
  • Hàng hóa được bảo hiểm trong suốt quá trình vận chuyển, giảm thiểu rủi ro cho Bên mua.
  • Bên mua nắm rõ tổng chi phí phải trả (bao gồm chi phí sản phẩm, bảo hiểm và phí vận chuyển) khi thỏa thuận. Nhờ đó dễ dàng tính toán và đưa ra quyết định mua hàng.
  • Bên mua phải trả giá cao hơn do giá CIF bao gồm phụ phí cảng, bảo hiểm và các khoản phụ phí khác.
  • Bên mua phụ thuộc vào Bên bán, có ít quyền kiểm soát hơn đối với quá trình vận chuyển và bảo hiểm do không được tự chọn đơn vị cung cấp dịch vụ.

2. So sánh sự khác nhau của giá FOB, CIF

Giá FOB, CIF đều là các điều khoản thuộc Incoterm, có điểm chuyển giao rủi ro ở lan can tàu tại cảng của người bán. Tuy nhiên, mỗi điều khoản lại có những đặc điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu vận chuyển khác nhau:

TIÊU CHÍ GIÁ FOB GIÁ CIF
Trách nhiệm thuê tàu vận tải và mua bảo hiểm Bên mua Bên bán
Chịu chi phí vận chuyển Bên mua Bên bán
Điểm kết thúc và chuyển giao nghĩa vụ Lan can tàu ở cảng xuất phát Lan can tàu ở cảng xuất đích

3. Cách tính giá FOB, CIF

3.1. Cách tính giá FOB

Công thức tính giá FOB:

Giá FOB = Phí vận chuyển hàng đến cảng gửi + Phí xếp hàng hóa lên tàu + Phí làm thủ tục xuất khẩu + thuế + Phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu.

Ví dụ: Công ty X nhập 5000 chai sữa tắm từ nước ngoài với giá 10$/chai. Các chi phí liên quan trước khi hàng hóa lên tàu bao gồm:

  • Giá hàng thành phẩm: 50.000$
  • Phí nâng hạ container: 200$
  • Phí kéo container nội địa: 150$
  • Phí mở tờ khai hải quan: 50$
  • Phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30$
  • Phí hun trùng kiểm dịch: 50$

Theo công thức, ta có:

Giá FOB lô hàng trên = 50.000 + 200 + 150 + 50 + 30 + 50 = 50.480$

3.2. Cách tính giá CIF

Công thức tính giá CIF:

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm hàng hóa

Ví dụ: Lô hàng của công ty X trên có giá FOB là 50.480$, cước vận chuyển đường biển là 500$ và phí bảo hiểm là 2% của (Giá FOB + Cước vận chuyển). Khi đó:

  • Phí bảo hiểm của lô hàng = 2% x (50.480 + 500) = 1020$
  • Giá CIF của lô hàng trên = 50.480 + 500 + 1020 = 52.000$
Nắm rõ công thức tính giá FOB, CIF
Nắm rõ công thức tính giá FOB, CIF

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá FOB, CIF

Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến giá FOB, CIF bao gồm:

Chi phí vận chuyển

  • Vận tải đường biển: Chi phí vận chuyển bằng đường biển có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thị trường, thời gian trong năm và các yếu tố khác như đình công tại cảng hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng.
  • Chi phí xăng dầu: Giá xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển. Khi giá xăng dầu tăng, chi phí vận chuyển cũng tăng theo.
  • Khoảng cách từ cảng đến địa điểm đích: Khoảng cách càng xa, chi phí vận chuyển càng cao. Điều này bao gồm cả chi phí vận chuyển nội địa từ cảng đến điểm đích cuối cùng.

Chi phí bảo hiểm

  • Giá trị hàng hóa: Hàng hóa có giá trị cao hơn sẽ có chi phí bảo hiểm cao hơn để bảo vệ khỏi các rủi ro như mất mát hoặc hư hỏng.
  • Mức độ rủi ro của lô hàng: Các yếu tố như loại hàng hóa, điều kiện vận chuyển và điểm đến có thể ảnh hưởng đến mức độ rủi ro và do đó, chi phí bảo hiểm.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến giá FOB, CIF
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến giá FOB, CIF

4. Khi nào nên chọn giá FOB và khi nào nên chọn giá CIF?

Việc lựa chọn giữa giá FOB, CIF phụ thuộc vào quy mô và ngân sách của doanh nghiệp. Thông thường, các bên thường lựa chọn giá FOB khi:

  • Muốn kiểm soát quy trình vận chuyển và mua bảo hiểm riêng để tối ưu hóa chi phí và kiểm soát tốt hơn các rủi ro liên quan.
  • Có kinh nghiệm quản lý hoạt động vận chuyển quốc tế, có thể tận dụng kiến thức và mối quan hệ sẵn có để giảm chi phí và tăng hiệu quả.

Mặt khác cũng không ít đơn vị lựa chọn giá CIF bởi:

  • Muốn giảm thiểu rủi ro, không muốn lo lắng về tìm kiếm các đơn vị cung cấp dịch vụ, cần người bán hỗ trợ xử lý phần vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa.
  • Không có nhiều kinh nghiệm trong vận chuyển quốc tế, không biết cách quản lý các chi tiết phức tạp của quá trình vận chuyển.

Để đưa ra lựa chọn tối ưu, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực vận chuyển và logistics. Họ có thể cung cấp những lời khuyên hữu ích, phù hợp với nguồn lực của bạn.

Chọn phương án phù hợp với quy mô của doanh nghiệp
Chọn phương án phù hợp với quy mô của doanh nghiệp

Bài viết trên là những chia sẻ về giá FOB, CIF giúp bạn hiểu hơn về những thuật ngữ này. Nhìn chung, việc lựa chọn hình thức nào sẽ tùy thuộc chủ yếu vào quy mô mỗi doanh nghiệp. Truy cập vào website Thái Dương Fulfillment nếu bạn cần tìm kiếm những giải pháp logistics tối ưu hơn nhé!

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!