Full container load (FCL) là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Vậy hàng FCL là gì? Khi nào cần sử dụng hình thức vận chuyển hàng FCL hãy cùng Thái Dương Fullfillment tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Full Container Load và ưu điểm, nhược điểm của vận chuyển hàng nguyên công
Full Container Load – FCL (hay còn gọi là hàng nguyên công) là một lô hàng chiếm toàn bộ không gian của một hoặc nhiều container, không cần chia sẻ không gian lưu trữ hàng hoá với hàng của người khác.
Hàng FCL được đóng plom (niêm phong) từ khi xuất hàng và sẽ không được mở trước khi container đến đích. Do đó, khách hàng thường sử dụng FCL khi cần gửi lượng hàng lớn hoặc muốn đảm bảo an toàn, bảo mật hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Đặc điểm của vận chuyển hàng nguyên công FCL:
ƯU ĐIỂM |
NHƯỢC ĐIỂM |
Vận chuyển an toàn, có tính bảo mật cao do hàng FCL luôn được niêm phong bảo mật trong quá trình vận chuyển. | Chi phí cao do người gửi hàng FCL sẽ phải trả toàn bộ chi phí để sử dụng nguyên container cho vận chuyển hàng hoá, dù container có được lấp đầy hay không. |
Tiến độ giao hàng nhanh do container chỉ chứa duy nhất hàng hoá của 1 đơn vị gửi hàng, không phải chờ đợi gom hàng giao hàng cho nhiều người. | Đòi hỏi khối lượng hàng lớn: FCL thường chỉ phù hợp cho các lô hàng lớn để lấp đầy container, không phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển lô hàng nhỏ, khối lượng ít. |
Kiểm soát tốt số lượng, chất lượng hàng hoá do người gửi FCL có quyền quản lý và kiểm soát số lượng toàn bộ từ đóng gói, sắp xếp, định vị hàng hoá. | |
Giảm nguy cơ hư hỏng hàng: hàng nguyên công FCL sẽ không tiếp xúc với hàng hoá của đơn vị khác. Nhờ đó giảm thiểu việc bị va chạm hàng hoá, ám mùi, hư hỏng trong quá trình vận chuyển. |
2. Quy trình xuất nhập khẩu hàng Full Container Load và Chi phí vận chuyển FCL
2.1. Quy trình xuất nhập khẩu hàng FCL
Dưới đây là 9 bước cơ bản trong quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu hàng FCL:
Bước 1: Tìm kiếm, lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp (các hãng tàu, đại lý vận chuyển)
Bước 2: Đàm phán chi phí vận chuyển, ký hợp đồng thuê tàu và đặt chỗ container rõ ràng, ngày tàu cập bến dự kiến.
Bước 3: Nhận thông tin lô hàng: sau khi ký hợp đồng, chủ hàng xuống trực tiếp văn phòng các hãng tàu nhận cấp seal và packing list container rỗng để lựa chọn.
Bước 4: Kiểm tra container rỗng và đóng phí: chủ hàng mang hợp đồng, lệnh đã cấp duyệt thùng container xuống nơi cung cấp container để kiểm tra chất lượng, xác định đúng thông tin container theo hợp đồng. Sau đó đóng chi phí thuê container để vận chuyển.
Bước 5: Kéo container rỗng về kho để đóng hàng: Chủ hàng đưa xe đầu kéo vào nơi cung cấp container để lấy thùng container rỗng và chở về kho đóng hàng.
Bước 6: Chở container đã đóng hàng ra cảng.
Bước 7: Khai báo, làm thủ tục hải quan để xuất khẩu: chủ hàng có thể khai báo hải quan thủ công hoặc trực tuyến.
- Đối với hàng được miễn kiểm tra: chủ hàng chỉ cần làm giấy tờ theo thủ tục hải quan. Sau khi khai báo thành công, chủ hàng sẽ lấy được giấy tờ khai, số tàu, số container, số seal.
- Đối với hàng cần kiểm tra: chủ hàng cần đưa hàng xuống bãi chờ để được kiểm tra và bấm seal của hải quan cấp.
Bước 8: Hoàn tất các chứng từ cần thiết khác: chủ hàng hoàn thiện, bổ sung các chứng từ còn thiếu trong hợp đồng. Để tối ưu thời gian làm việc, bạn nên gửi trực tiếp cho bên nhập khẩu bản nháp của các chứng từ này và kiểm tra theo phản hồi của họ để điều chỉnh thông tin kịp thời.
Bước 9: Gửi chứng từ cho bên nhập khẩu và hoàn tất thủ tục: sau khi đã có đủ các chứng từ, chủ hàng cần gửi cho bên nhập khẩu theo số lượng đã trao đổi là hoàn tất công việc xuất khẩu hàng FCL.
Hiện nay có rất nhiều cách gửi hàng khác nhau dành cho nhà bán hàng, nhưng bạn chưa biết ? Tham khảo thêm bài viết cách gửi hàng phổ biến để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
2.2. Nghiệp vụ FCL và trách nhiệm các bên liên quan
BÊN LIÊN QUAN |
NGHIỆP VỤ, TRÁCH NHIỆM |
Người gửi hàng |
|
Người chở hàng |
|
Người nhận hàng |
|
2.3. Chi phí vận chuyển FCL
Giá vận chuyển hàng FCL là giá cố định, được trả theo từng thùng container hàng. Tùy vào hình thức vận chuyển là đường bộ, đường biển hay đường hàng không…sẽ có các loại cont với kích thước khác nhau. Chi phí tương ứng cũng khác nhau.
Các chi phí trong vận chuyển hàng nguyên công gồm:
- Phí lấy container trống từ kho
- Phí xử lý tại cảng xuất phát, cảng đến
- Phí vận chuyển đường biển
- Phí giao hàng bằng xe tải đến kho đích
- Các phí khác: phí lưu kho và lưu bãi, phụ phí khung gầm…
3. Sự khác biệt giữa Full Container Load (FCL) và Less than Container Load (LCL)
3.1. Less than Container Load
Less than Container Load (hàng LCL) là hàng vận chuyển lô lẻ, hay còn gọi là hàng không đủ số lượng, trọng lượng để xếp nguyên công.
Hàng LCL được vận chuyển bằng cách ghép lô cùng với hàng hoá của bên khác để đủ hàng đóng nguyên công. Vì vậy, công ty dịch vụ sẽ thực hiện gom hàng nhiều lô hàng lẻ, sau đó sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container rồi thực hiện vận chuyển từ cảng xếp đến cảng đích.
3.2. So sánh sự khác biệt giữa vận chuyển hàng nguyên công (FCL) và vận chuyển lô lẻ (LCL)
Để lựa chọn được phương thức vận chuyển phù hợp với hàng hoá của mình, bạn cần nắm được sự khác biệt giữa 2 hình thức vận chuyển này. Dưới đây là những so sánh chi tiết về sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL:
Đặc trưng | FCL | LCL |
Kích thước hàng hóa | Hàng có khối lượng, số lượng, lô hàng lớn | Hàng có khối lượng, số lượng, lô hàng nhỏ |
Chi phí vận chuyển | Cố định theo container | Tính theo số lượng hàng thực tế |
Quy trình vận chuyển | Vận chuyển duy nhất cho 1 đơn vị thuê | Phải gom và trả hàng từ nhiều lô hàng, đơn vị khác nhau |
Thời gian vận chuyển | Nhanh chóng vì container được thuê riêng, chỉ phục vụ duy nhất 1 đơn vị | Vận chuyển lâu vì các đơn hàng ghép sẽ được vận chuyển và gửi trả theo trình tự lô hàng |
Rủi ro với hàng hóa | Ít rủi ro vì hàng FCL không chia sẻ không gian với hàng khác | Rủi ro cao do hàng LCL phải chia sẻ không gian để chung với hàng hoá khác, dễ bị ảnh hưởng |
Tính bảo mật, an toàn | Cao | Thấp |
Loại hàng hóa phù hợp |
|
|
4. Có nên chọn gửi hàng FCL không? Khi nào nên gửi hàng FCL và khi nào nên gửi LCL
Dựa vào 7 yếu tố trong bảng so sánh về vận chuyển hàng FCL, LCL nêu trên, chắc hẳn bạn đã lựa chọn được hình thức gửi hàng phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Nếu công ty của bạn có lượng hàng hoá không quá ít, chi phí gửi giữa 2 hình thức không chênh lệch quá nhiều thì lựa chọn vận chuyển hàng FCL sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn, tăng tính bảo mật cho hàng hoá hơn. Ngoài ra, thời gian giao hàng cũng được tối ưu, đảm bảo tiến độ hơn.
Bạn muốn gửi hàng đi nước ngoài? Tham khảo ngay bài viết Chi tiết về gửi hàng đi nước ngoài nhanh chóng và tiết kiệm nhất để lựa chọn được hình thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp nhé!
Bên cạnh dịch vụ Fulfillment tại 10 nước (Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Đài Loan, Myanmar, US và UAE), Thái Dương có cả line vận chuyển hàng đi thẳng từ Việt Nam và Trung Quốc qua 10 nước này.
Trên đây là trọn bộ kiến thức về hàng Full Container Load và Less than Container Load mà Thái Dương Fulfillment muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam, Trung Quốc đến 10 nước thì đừng ngại liên hệ với Thái Dương Fulfillment được tư vấn chi tiết nhé!
Bạn muốn hiểu rõ hơn về thuật ngữ “bảo thuế” trong xuất nhập khẩu? Bài viết Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế sẽ giúp bạn nắm vững các khái niệm như hàng bảo thuế, vận chuyển bảo thuế và những lưu ý quan trọng!