Tổng hợp tất tật từ A – Z về vận chuyển đường bộ

Vận chuyển đường bộ là phương thức quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Bài viết này sẽ cung cấp tổng quan từ A – Z về vận chuyển đường bộ, bao gồm các phương thức, ưu nhược điểm và những lưu ý quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả vận tải.

1. Khái quát về vận chuyển đường bộ 

Vận chuyển đường bộ là hình thức vận tải hàng hóa sử dụng phương tiện như xe tải, container hoặc xe chuyên dụng di chuyển trên các tuyến đường bộ. Đây là phương thức vận chuyển phổ biến và linh hoạt, phù hợp cho việc vận chuyển hàng hóa trong phạm vi quốc gia hoặc giữa các nước có chung biên giới.

Vận chuyển đường bộ đóng vai trò quan trọng trong đời sống và nền kinh tế, có đóng góp to lớn vào sự phồn vinh của đất nước:

  • Kết nối các vùng địa lý, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu và sản phẩm đến tay người tiêu dùng
  • Thúc đẩy dòng chảy thương mại nội địa và quốc tế
  • Hỗ trợ chuỗi cung ứng và sản xuất, tạo cơ hội việc làm nâng cao thu nhập cho người dân
  • Tăng nguồn thu ngân sách của Nhà nước.

Việc phát triển hệ thống vận tải đường bộ tốt cũng giúp giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vận chuyển đường bộ góp phần thúc đẩy liên tục dòng chảy thương mại
Vận chuyển đường bộ góp phần thúc đẩy liên tục dòng chảy thương mại

2. Ưu nhược điểm của vận chuyển đường bộ 

2.1. Ưu điểm

  • Linh hoạt và tiện lợi: có khả năng vận chuyển hàng hóa đến bất kỳ địa điểm nào có hệ thống đường bộ.
  • Chi phí hợp lý: phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do chi phí Logistic thấp hơn so với các hình thức vận chuyển đường biển, đường hàng không.
  • Thời gian giao hàng ngắn: đặc biệt hiệu quả cho các tuyến vận chuyển nội địa hoặc khu vực lân cận, đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng, hạn chế hỏng hàng. 
  • Khả năng vận chuyển đa dạng hàng hóa: từ hàng nhỏ lẻ đến hàng nặng, quá khổ.
Vận chuyển bằng đường bộ giúp rút ngắn thời gian giao nhận hàng
Vận chuyển bằng đường bộ giúp rút ngắn thời gian giao nhận hàng

Bạn muốn biết vận chuyển đường bộ và đường hàng không khác nhau như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết “Chi tiết về vận chuyển hàng không” để có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định phù hợp nhất cho lô hàng của bạn! 

2.2. Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng: Chất lượng đường xá, cầu cống và giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu hoặc kẹt xe.
  • Giới hạn về khoảng cách: Vận chuyển đường dài có thể không hiệu quả và tốn kém hơn so với đường biển hoặc hàng không khi vận chuyển quốc tế.
  • Rủi ro tai nạn và trộm cắp: Hàng hóa vận chuyển đường bộ dễ gặp rủi ro từ sự cố, tai nạn giao thông, trộm cắp, hoặc hư hỏng do điều kiện đường sá không tốt, làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng hàng hóa.
  • Giới hạn về tải trọng và kích thước: Các phương tiện đường bộ có giới hạn về tải trọng và kích thước hàng hóa, không phù hợp để vận chuyển các lô hàng siêu lớn hoặc quá nặng.
  • Tác động đến môi trường: Vận tải đường bộ, đặc biệt là xe tải, góp phần vào ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

3. Các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ 

Với tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao, vận tải đường bộ trở thành lựa chọn tối ưu cho đa dạng các loại mặt hàng, từ hàng hóa phổ thông đến những mặt hàng đặc thù:

  • Hàng hóa tiêu dùng: bao gồm thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo,… và các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày
  • Hàng hóa công nghiệp: các thiết bị máy móc, linh kiện và vật liệu xây dựng
  • Hàng hóa nặng và quá khổ: như máy móc, thiết bị công nghiệp, vật liệu xây dựng lớn và các sản phẩm cồng kềnh 
  • Hàng hóa dễ vỡ: như đồ thủy tinh, gốm sứ, đồ cổ,…
  • Hàng hóa dễ hỏng: các mặt hàng cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, trong xe tải đông lạnh để duy trì độ tươi ngon như thực phẩm tươi sống, thủy hải sản,… 
  • Hàng nông sản: mặt hàng nhạy cảm với môi trường, cần điều kiện bảo quản đặc biệt và hạn chế va đập
  • Hàng hóa đặc biệt: hàng hóa nguy hiểm như hóa chất hoặc vật liệu dễ cháy.

4. Bốn loại phương tiện vận chuyển đường bộ phổ biến

Vận chuyển đường bộ rất đa dạng hình thức, phương tiện vận tải. Dưới đây là 4 loại hình phương tiện phổ biến nhất đang được các doanh nghiệp sử dụng: 

  • Xe tải: Phương tiện phổ biến nhất với tải trọng đa dạng từ 1 tấn đến 25 tấn, đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu vận chuyển, từ hàng hóa nhẹ đến những kiện hàng nặng, cồng kềnh và quãng đường di chuyển xa.
  • Xe container: Chủ yếu phục vụ vận chuyển các hàng hóa lớn, cồng kềnh hoặc cần có điều kiện bảo quản đặc biệt (như hàng đông lạnh, nông sản,..).
  • Xe bán tải: chuyên chở các mặt hàng nhỏ, không cồng kềnh và di chuyển quãng đường ngắn. Vận chuyển đường bộ bằng xe bán tải đặc biệt phù hợp cho giao hàng nhanh trong thành phố.
  • Xe chuyên dụng: bao gồm xe đầu kéo, xe bồn, xe fooc, xe tải đông lạnh,… thường được sử dụng cho hàng hóa đặc biệt như xăng, hàng đông lạnh, hoặc cần móc kéo.
Xe container có thể chở được số lượng hàng hóa lớn, cồng kềnh
Hàng hóa dễ hỏng thường được chở bằng các xe container đông lạnh

Bạn đang băn khoăn về các hình thức vận chuyển đường biển? Bài viết Tổng quan về vận chuyển đường biển” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương thức phổ biến và lựa chọn phù hợp nhất!

5. 4 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển đường bộ 

Dưới đây là 4 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển đường bộ mà doanh nghiệp cần nắm rõ:

  • Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách càng xa thì chi phí càng cao do tiêu tốn nhiều nhiên liệu và thời gian. Cước phí thường tính theo km vận chuyển.
  • Loại hàng hóa và trọng lượng: Hàng hóa cồng kềnh, quá khổ hoặc quá tải, cần tới phương tiện đặc biệt sẽ làm tăng chi phí. Trọng lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nhiên liệu tiêu thụ.
  • Điều kiện đường xá và thời gian: Đường xá xấu, khó đi gây hao mòn phương tiện, tốn thời gian và nhiên liệu, dẫn đến chi phí cao. Ngoài ra, giao hàng gấp đòi hỏi tốc độ vận chuyển nhanh cũng là yếu tố làm tăng chi phí.
  • Phí cầu đường và thuế: Các loại phí cầu đường, bến bãi, phí đường bộ,… và thuế VAT đều phải được tính vào chi phí vận chuyển tổng thể.
Hàng hóa cồng kềnh, trọng tải lớn có thể làm tăng chi phí vận chuyển
Hàng hóa cồng kềnh, trọng tải lớn có thể làm tăng chi phí vận chuyển

Bạn muốn biết cách tính giá cước vận chuyển container bằng đường bộ? Tham khảo ngay bài viết Tất tật về vận chuyển container và những lưu ý quan trọng để tránh được các khoản phí phát sinh nhé!

6. Lưu ý quan trọng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

Khi lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, doanh nghiệp cần lưu ý 5 điều sau: 

  • Chất lượng dịch vụ: Chọn nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm, đầy đủ pháp lý và chính sách bồi thường rõ ràng trong trường hợp xảy ra sự cố. 
  • Độ an toàn của phương tiện: Đảm bảo phương tiện được bảo trì tốt và phù hợp với loại hàng hóa cần vận chuyển.
  • Bảo hiểm hàng hóa: Nên chọn dịch vụ có cung cấp bảo hiểm để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Đóng gói: Đảm bảo đóng gói chắc chắn, đúng quy cách và sử dụng vật liệu bảo vệ phù hợp để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Thông tin giao nhận: Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin người nhận (họ tên, địa chỉ, số điện thoại) để đảm bảo việc giao hàng diễn ra thuận lợi.
Lưu ý quan trọng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Chọn đơn vị có bảo hiểm hàng hóa giúp đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển

Có thể nói, vận chuyển đường bộ là phương thức logistics mang đến sự linh hoạt trong lưu thông, chi phí thấp và tiết kiệm thời gian giao hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn phương tiện phù hợp và đơn vị vận chuyển uy tín để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Thái Dương Fulfillment để khám phá thêm nhiều bài viết hữu ích về lĩnh vực logistics.

>>> Bạn chưa hiểu rõ phương thức vận chuyển? Tham khảo ngay bài viết Phân biệt phương tiện vận tải và phương thức vận chuyển hiện nay!

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!