Tất tật về vận chuyển container và những lưu ý quan trọng

Vận chuyển container là giải pháp tối ưu cho việc vận chuyển hàng hóa lớn, nhờ vào khả năng linh hoạt sử dụng các phương thức vận tải khác nhau. Hình thức vận chuyển này giúp việc phân phối hàng hóa trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình vận chuyển container, các loại container phổ biến và cách tính giá cước của loại hình này.

1. Khái quát về vận chuyển container

Vận chuyển container là phương thức vận tải hàng hóa sử dụng container để đóng gói, bảo quản và vận chuyển hàng hóa. Container là các thùng chứa có kích thước tiêu chuẩn, giúp hàng hóa được bảo vệ tốt hơn và dễ dàng chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác mà không cần phải dỡ bỏ hàng hóa.

Vận chuyển container phù hợp với đa dạng phương vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển và đôi khi là đường hàng không, giúp tối ưu hóa quá trình phân phối hàng hóa và giảm chi phí vận chuyển.

Vận chuyển container phù hợp với nhiều phương thức vận tải
Vận chuyển container phù hợp với nhiều phương thức vận tải

Vận chuyển container đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hàng hóa khỏi tác động của môi trường, giúp giảm chi phí nhờ khả năng vận chuyển số lượng lớn. Phương thức này tăng hiệu quả vận tải bằng cách linh hoạt sử dụng nhiều phương thức vận chuyển, đơn giản hóa thủ tục hải quan và đảm bảo chất lượng hàng hóa nhờ các loại container chuyên dụng.

Các mặt hàng phù hợp để vận chuyển container bao gồm:

  • Hàng công nghiệp: Máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng.
  • Hàng tiêu dùng: Thực phẩm chế biến, đồ gia dụng, quần áo, đồ điện tử.
  • Hàng xuất nhập khẩu: Sản phẩm từ nhà sản xuất quốc tế.
  • Hàng dễ hỏng: Thực phẩm tươi sống, dược phẩm (container lạnh).
  • Hàng nguy hiểm: Chất hóa học, chất dễ cháy nổ (container chuyên dụng).
  • Hàng cồng kềnh: Thiết bị công nghiệp, máy móc lớn.

2. Ưu điểm của vận chuyển container

  • An toàn và bảo mật: Container được làm bằng chất liệu chắc chắn, giúp bảo vệ hàng hóa khỏi các yếu tố môi trường như mưa, nắng và gió. Đồng thời thiết kế 1 cửa có hệ thống khóa an toàn, niêm phong chắc chắn giúp giảm thiểu nguy cơ thất thoát và trộm cắp.
  • Tính tiện lợi: Container có thể linh hoạt vận chuyển qua nhiều phương thức như đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Nhờ đó tối ưu hóa thời gian và quy trình vận chuyển đa phương thức.
  • Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Với những lô hàng lớn và nặng, container có thể chứa được nhiều hàng hóa, tối ưu không gian giúp giảm đáng kể chi phí vận chuyển nhiều lần cho doanh nghiệp.
  • Tiêu chuẩn quốc tế: Các thùng hàng container được sản xuất, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, nhờ đó việc giao nhận tại cảng hay kho hàng thế giới trở nên dễ dàng hơn. 
  • Khả năng vận chuyển đa dạng hàng hóa: từ hàng khô, thực phẩm, hàng lạnh, hàng quá khổ hay hàng nguy hiểm đều có thể vận chuyển bằng container.
Ưu điểm của vận chuyển hàng bằng container
Thùng hàng container đạt tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với nhiều phương thức vận chuyển

3. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container

Khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng container, doanh nghiệp/ chủ hàng cần nắm rõ các 6 bước thực hiện như sau để tránh những rủi ro không đáng có:

Bước 1: Lựa chọn loại container phù hợp

Chủ hàng lựa chọn loại container phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu, đặc tính của hàng hóa. Nếu cần chuyển hàng đông lạnh, chủ hàng nên sử dụng container lạnh. Mặt khác, muốn chuyển hàng cồng kềnh thì nên chọn container lớn để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận chuyển.

Bước 2: Đóng gói và xếp hàng vào container

Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển, hàng hóa cần được đóng gói, xếp hàng cẩn thận. Cần đảm bảo phân phối trọng lượng đồng đều, tối ưu không gian container để bảo vệ hàng hóa và giảm thiểu tổn thất khi vận chuyển.

Bước 3: Vận chuyển container đến cảng hoặc điểm tập kết

Container sẽ được vận chuyển đến cảng hoặc kho hàng tập kết bằng xe đầu kéo, xe tải hoặc tàu hỏa. 

Sử dụng xe đầu kéo đưa container đến cảng tập kết
Sử dụng xe đầu kéo đưa container đến cảng tập kết

Bước 4: Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan

Với hàng hóa vận chuyển quốc tế, khi đến cảng hoặc điểm tập kết, container và hàng hóa sẽ được kiểm tra và làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu hoặc cửa khẩu trước khi được vận chuyển.

Bước 5: Vận chuyển hàng theo kế hoạch

Container được chuyển đến đích theo kế hoạch thông qua tàu biển, tàu hỏa hoặc xe đầu kéo tùy thuộc loại hình vận chuyển đã thống nhất.

Bước 6: Đến cảng đích và thông quan

Khi đến cảng đích, được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển và làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Hàng hóa được kiểm tra và thông quan.

Bước 7: Vận chuyển nội địa

Sau khi thông quan, container được vận chuyển đến điểm đích cuối cùng bằng xe tải hoặc phương tiện khác.

Bước 8: Dỡ hàng và hoàn tất thủ tục giao nhận

Container được dỡ tại điểm giao hàng và hàng hóa được phân phối đến người nhận theo yêu cầu. Các bên hoàn tất thủ tục ký nhận và quy trình được hoàn tất.

4. Các loại container vận chuyển thông dụng 

Có nhiều loại container khác nhau, nhưng theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), 6 loại container phổ biến được sử dụng gồm:

  • Container khô (Dry Container): Còn được gọi là Container bách hóa (viết tắt là 20’DC hoặc 40’DC), là loại container phổ biến nhất dùng để vận chuyển các mặt hàng khô. Container khô thường được làm từ thép nguyên chất, có độ bền cao, giúp bảo vệ hàng hóa khỏi các tác động của môi trường.
  • Container bảo ôn: Là loại container chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng hóa yêu cầu kiểm soát nhiệt độ như thực phẩm đông lạnh, dược phẩm. Vách và mái container bảo ôn được bọc lớp cách nhiệt, sàn nhôm dạng chữ T giúp không khí lưu thông hiệu quả, duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh bên trong container. 
  • Container hở mái (Open-top Container): Được thiết kế để vận chuyển hàng hóa quá khổ hoặc cồng kềnh như máy móc, thiết bị xây dựng, hay gỗ dài. Phần mái của container để hở cho phép việc đóng và dỡ hàng thông qua phía trên. Sau khi đóng hàng sẽ được phủ kín bằng vải dầu để bảo vệ hàng hóa.
  • Container bồn (Tank Container): được dùng để vận chuyển hàng hóa dạng lỏng hoặc khí, như hóa chất, dầu và khí hóa lỏng. Container được thiết kế với khung thép chuẩn ISO và bên trong gắn một bồn chứa, phía bên trên mái có miệng bồn để nạp chất lỏng, bên hông có van xả để đưa chất lỏng ra ngoài.
  • Container chuyên dụng: Là loại container được thiết kế đặc biệt để vận chuyển hàng hóa đặc thù như ôtô, súc vật. Container chở ô tô thường chỉ có bộ khung thép, không vách, dùng để chở ô tô nguyên chiếc. Container chở súc vật có vách lưới thoáng khí và phần dưới có lỗ thoát để giữ vệ sinh container luôn sạch sẽ.
  • Container hàng rời (Bulk container): Là loại container vận chuyển các loại hàng hóa như xi măng, bột, gạo, quặng. Thùng hàng được thiết kế với phần mái mở để xếp hàng, và phần thân hông để dỡ hàng.
Các loại container phổ biến
Các loại container phổ biến

Bạn chưa hiểu thuật ngữ FCL là gì? Cùng tham khảo bài viết full container load để biết đinh nghĩa và khi nào cần sử dụng hình thức vận chuyển hàng FCL nhé!

5. Cách tính giá vận chuyển container quốc tế 

5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vận chuyển container quốc tế

  • Tính chất hàng hóa

Hàng hóa lớn hay nhỏ, có phải hàng chuyên dụng hay không. Những loại hàng hóa đặc biệt như hàng dễ cháy, dễ vỡ, hàng nguy hiểm, có giá trị cao hoặc hàng có yêu cầu bảo quản chuyên biệt thường sẽ có cước phí cao hơn hàng hóa thông thường.

  • Trọng lượng và kích thước hàng hóa

Giá cước vận chuyển sẽ tính trên trọng lượng thực tế hoặc thể tích của lô hàng. Hàng hóa có kích thước lớn hoặc quá khổ sẽ tốn nhiều cont hơn dẫn đến tốn nhiều chi phí hơn. Container có trọng lượng nặng hơn hoặc yêu cầu bảo quản đặc biệt sẽ có chi phí cao hơn. 

  • Tuyến đường vận chuyển 

Tùy thuộc vào cung đường, khoảng cách giữa điểm gửi hàng và nhận hàng mà cước phí vận chuyển sẽ cao hoặc thấp. Khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm đích càng xa thì chi phí vận chuyển sẽ càng lớn. 

  • Thời gian và điều kiện vận chuyển:

Thời gian vận chuyển càng gấp thì chi phí vận chuyển càng cao. Ngoài ra, các yếu tố như đường xấu hoặc điều kiện đặc biệt cũng có thể làm tăng chi phí.

  • Hình thức vận chuyển và đơn vị vận chuyển

Cước phí vận chuyển đường biển, đường bộ, hay đường sắt sẽ có mức giá khác nhau và phụ thuộc vào quy định báo giá của từng đơn vị.

  • Loại container sử dụng

Tùy thuộc loại container sử dụng mà phí vận chuyển sẽ khác nhau. Có 2 container tiêu chuẩn phổ biến là container 20 feet (TEU) và 40 feet (FEU). Container lạnh, container đặc biệt sẽ có chi phí cao hơn so với container tiêu chuẩn.

Bạn không biết loại hàng nào áp dụng chế độ vận chuyển bảo thuế? Tham khảo ngay bài viết Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế để được giải đáp rõ nhé!

5.2. Cách tính cước phí vận chuyển container bằng đường bộ

Công thức tính chi phí vận chuyển container bằng đường bộ:

Công thức tính chi phí vận chuyển container bằng đường bộ

Trong đó, cước phí cơ bản theo km tùy từng đơn vị, hình thức vận chuyển và loại container sử dụng sẽ có mức giá khác nhau. 

Một số phụ phí phát sinh có thể kể đến:

  • Phí cầu đường: Trong một số trường hợp, phí đường bộ hoặc phí sử dụng cầu đường có thể được cộng vào cước phí vận chuyển.
  • Phí bốc xếp: Nếu cần xếp dỡ hàng hóa tại điểm xuất hoặc điểm đến, phí bốc xếp sẽ được tính thêm.
  • Phí phụ thu nhiên liệu (Fuel Surcharge): Phụ thuộc vào biến động giá nhiên liệu.

5.3. Cách tính giá cước vận chuyển container bằng đường biển

Giá vận chuyển container quốc tế đường biển thường được tính dựa trên trọng lượng thực tế (KGS – kg hoặc tấn) hoặc thể tích của hàng hóa (CBM – mét khối), tùy theo cái nào lớn hơn.

  • Công thức tính thể tích hàng hóa (CBM): 

Công thức tính thể tích hàng hóa

  • Công thức quy đổi: 
    • Nếu 1 tấn < 3 CBM: Là hàng nặng, áp dụng bảng giá theo KGS.
    • Nếu 1 tấn >= 3 CBM: Là hàng nhẹ, áp dụng bảng giá theo CBM.
  • Công thức tính cước phí vận chuyển:

Công thức tính cước phí vận chuyển

Trong đó, các phụ phí có thể phát sinh bao gồm:

  • Phí phụ thu nhiên liệu (Bunker Adjustment Factor – BAF): khoản phí bù đắp sự thay đổi của giá nhiên liệu.
  • Phụ phí mùa cao điểm: Vào mùa cao điểm, chi phí vận chuyển thường tăng do nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng cao.
  • Phí xếp dỡ hàng hóa (THC – Terminal Handling Charge): Chi phí tại cảng cho việc xếp dỡ container lên tàu hoặc xuống tàu.
  • Phí an ninh (Security Surcharge): được áp dụng ở một số cảng nhất định để đảm bảo an toàn hàng hóa.
  • Các loại phí dịch vụ khác: phí làm thủ tục hải quan, phí xử lý chứng từ, phí lưu kho, phụ phí cảng biển, phí xử lý hàng hóa đặc biệt, phí bảo hiểm hàng hóa,…

Để có cước phí chính xác, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng hóa, khối lượng, thể tích và khoảng cách vận chuyển cho đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển.

5.4. Cách tính cước vận chuyển container bằng đường sắt

Cước vận chuyển container bằng đường sắt được tính như sau:

Cước vận chuyển container bằng đường sắt

Các khoản phí phát sinh bao gồm:

  • Phí bốc xếp: gồm phí bốc hàng lên tàu tại điểm đi và phí dỡ hàng tại điểm đến.
  • Phí phụ thu nhiên liệu: thay đổi theo giá nhiên liệu, nhằm bù đắp cho các biến động về giá xăng dầu.
  • Các phụ phí khác: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của tuyến đường, có thể bao gồm phụ phí do thời gian vận chuyển khẩn cấp, phí dịch vụ đặc biệt, …

6. Lưu ý quan trọng khi vận chuyển container

Khi vận chuyển hàng hóa bằng container, có 4 lưu ý quan trọng cần nắm vững:

  • Chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín: Đảm bảo chọn đơn vị có kinh nghiệm và uy tín để giảm thiểu rủi ro và bảo đảm hàng hóa được vận chuyển an toàn.
  • Kiểm tra điều kiện container: Trước khi sử dụng, cần kiểm tra kỹ lưỡng container để đảm bảo nó đạt tiêu chuẩn và không hư hỏng nhằm bảo vệ hàng hóa.
  • Tuân thủ quy định pháp lý và hải quan: Hiểu rõ và tuân thủ các quy định pháp lý, yêu cầu hải quan để tránh gặp phải các vấn đề pháp lý trong quá trình vận chuyển.
  • Bảo hiểm hàng hóa: Nên mua bảo hiểm đầy đủ để bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro như mất mát, hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.
4 lưu ý qua trọng khi lựa chọn đơn vị vận chuyển container 
4 lưu ý qua trọng khi lựa chọn đơn vị vận chuyển container

Có thể thấy, vận chuyển container đóng vai trò quan trọng trong ngành logistics. Với sự tiện lợi, linh hoạt và khả năng tối ưu hóa chi phí, hình thức này mang lại hiệu quả cao cho việc vận chuyển hàng hóa lớn. Hi vọng thông tin trên, Thái Dương Fulfillent đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn và lựa chọn được phương án vận chuyển phù hợp cho doanh nghiệp.

>>>  Bạn muốn tìm hiểu phương thức gửi hàng phổ biến hiện nay? Đọc ngay bài viết 6 cách gửi hàng phổ biến hiện nay và lưu ý quan trọng khi gửi để biết thông tin nhé!

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!