Fulfillment và Dropshipping – khái niệm không còn xa lại với các doanh nghiệp, đặc biệt là e-Commerce, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách phân biệt giữa hai khái niệm này. Fulfillment và Dropshipping khác nhau ra sao? Vậy đâu là mô hình phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng Thái Dương Fulfillment tìm hiểu và so sánh chi tiết trong bài viết này.
1. Fulfillment và Dropshipping là gì?
1.1. Fulfillment là gì:
Dịch vụ Fulfillment là dịch vụ phục vụ cho các hoạt động lưu kho, xử lý đơn hàng, lấy hàng từ kho, đóng gói và vận chuyển giao tận tay khách hàng. Như vây Dịch vụ Fulfillment hay Fulfillment service là dịch vụ thay người bán hàng làm tất cả công việc liên quan đến quản lý tồn kho, xử lý đơn hàng và vận chuyển, đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng (người mua hàng) nhanh chóng hơn.
Quy trình thực hiện dịch vụ Fulfillment
Quy trình fulfillment hoàn chỉnh bao gồm 6 bước cơ bản:
Bước 1: Tiếp nhận hàng hóa từ đơn vị kinh doanh
Nhà bán hàng sẽ chuyển hàng đến công ty Fulfillment hoặc nhân viên fulfillment đến trực tiếp nhận hàng hoá về lưu kho.
Bước 2: Kiểm kê, nhập kho và phân loại bảo quản
- Hàng hoá sau khi tiếp nhận sẽ được kiểm kê số lượng trước khi nhập kho.
- Đơn vị fulfillment sẽ tiến hành phân loại hàng hoá, sắp xếp theo từng ngành hàng và bảo quản trong kho theo đúng tiêu chuẩn.
- Trong quá trình lưu kho, hàng hóa sẽ được kiểm kê định kỳ, cập nhật lên hệ thống để nhà bán có thể theo dõi.
Bước 3: Đóng gói, xử lý đơn hàng
Khi có thông tin đơn hàng từ nhà bán, đơn vị fulfillment liên hệ xác nhận thông tin để giảm thiểu tình trạng sai sót. Tiếp đó, bộ phận kho sẽ lấy hàng, kiểm đếm và đóng gói theo tiêu chuẩn quy định để chuẩn bị cho bước giao hàng.
Bước 4: Giao hàng cho khách
Đơn hàng sẽ được khởi tạo trên hệ thống và bàn giao cho các đơn vị vận chuyển để giao hàng tới tay khách mua.
Bước 5: Thu hộ COD, đối soát và chuyển tiền cho nhà bán
Sau khi đơn hàng giao thành công và nhận COD từ đơn vị vận chuyển, công ty fulfillment sẽ đối soát và chuyển tiền hàng cho nhà bán khi chốt xong đối soát. Trong trường hợp đơn hàng có khiếu nại (như giao nhầm, đổi trả…), công ty fulfillment sẽ tiếp nhận các yêu cầu, thông tin lại nhà bán và hỗ trợ giải quyết cho khách hàng.
Bước 6: Xử lý yêu cầu sau bán hàng
1.2. Dropshipping là gì:
Dropshipping còn được gọi là Dropship. Đây là mô hình kinh doanh mà ở đó người bán vận hành cửa hàng của mình nhưng không cần thiết phải nhập hàng, lưu trữ hàng tại kho hay thực hiện đóng gói, vận chuyển hàng,… Tất cả các công đoạn này sẽ do nhà cung cấp lo liệu. Công việc của người bán lúc này chỉ là triển khai các kế hoạch marketing và lên chiến lược tìm kiếm khách mua hàng.
Mô hình Dropshipping
Quy trình Dropshipping gồm 5 bước cơ bản:
Bước 1: Lựa chọn và liên hệ nhà cung cấp, nguồn hàng
- Trong bước này, trao đổi giá thành và mặt hàng sản phẩm mà bạn muốn kinh doanh với mức giá ưu đãi nhất.
- Ngoài ra sẽ có những chính sách cụ thể để hai bên làm việc rõ ràng, hạn chế những phát sinh không đáng có.
Bước 2: Tạo website bán hàng, gian hàng thương mại đt, tài khoản social (fb, zalo, youtube, tik tok)
Vì đây là mô hình tiếp thị, chính vì thế tiếp thị với quy mô rộng lớn, tệp người dùng tiếp cận đa dạng hơn.
Bước 3: Tiến hình các hoạt động marketing cho cửa hàng để thu hút khách hàng
Bạn cần có những chương trình ưu đãi, quà tặng đi kèm,… những chiến dịch đánh đúng vào mong muốn khách hàng để thúc đẩy hành vi mua hàng. Cần có những chiến dịch như trên thì mô hình dropshipping mới thành công và tạo ra lợi nhuận.
Bước 4: Tiếp nhận đơn hàng và tự động đẩy đơn về cửa hàng của nhà cung cấp để giao hàng cho khách
Không trực tiếp nắm giữ kho và sản phẩm, chính vì thế khi có đơn cần được đẩy trực tiếp đến nơi cung cấp, điều này giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực.
Bước 5: Tổng kết đơn hàng và nhận chiết khấu từ nhà cung cấp
Cần ghi chép số liệu, thông tin đơn hàng đầy đủ để đảm bảo bạn sẽ không bị sót thông tin khi so sánh thông tin đến từ nhà cung cấp.
2. So sánh Fulfillment và Dropshipping
TIÊU CHÍ | FULFILLMENT | DROPSHIPPING |
---|---|---|
Nguồn hàng | Có hàng sẵn, gửi vào kho | Không cần nhập hàng |
Kiểm soát chất lượng | Chủ động kiểm tra trước | Không kiểm soát được |
Thương hiệu | Đóng gói theo thương hiệu riêng | Phụ thuộc nhà cung cấp |
Tốc độ giao hàng | Nhanh hơn, chủ động | Chậm hơn, tùy NCC |
Lợi nhuận | Biên lợi nhuận cao hơn | Biên lợi nhuận thấp |
Rủi ro | Cần đầu tư tồn kho | Giao hàng lỗi, mất kiểm soát |
Quản lý | Tự động hóa qua hệ thống | Gửi đơn thủ công cho NCC |
3. Nên chọn mô hình nào cho Doanh nghiệp của bạn
– Chọn Fulfillment nếu bạn:
-
Đã có nguồn hàng hoặc sản phẩm riêng.
-
Muốn xây dựng thương hiệu lâu dài.
-
Muốn kiểm soát quy trình vận hành – giao hàng.
-
Có từ vài chục đơn mỗi tháng trở lên.
– Chọn Dropshipping nếu bạn:
-
Mới bắt đầu kinh doanh online.
-
Muốn test sản phẩm, test thị trường với chi phí thấp.
-
Không có vốn nhập hàng hoặc không muốn lưu kho.
=> Tóm lại câu trả lời phụ thuộc vào:
-
Quy mô doanh nghiệp (startup, SME hay thương hiệu lớn?)
- Loại sản phẩm (nhạy cảm về nhiệt độ, dễ vỡ, cần cá nhân hóa?)
-
Tần suất đơn hàng/ngày
- Ngân sách & mục tiêu phát triển
4. Kết luận
-
Với người mới: Dropshipping là điểm khởi đầu hợp lý.
-
Khi đơn ổn định: Hãy chuyển sang Fulfillment để mở rộng quy mô, tối ưu vận hành và xây dựng thương hiệu bền vững.
=> Thái Dương Fulfillment hỗ trợ bạn từ A–Z: lưu kho, xử lý đơn, vận chuyển nội địa và quốc tế, đặc biệt mạnh tại thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Mỹ.
Thái Dương Fulfillment – cung cấp dịch vụ Fulfillment tại Đông Nam Á và Mỹ
>>> Xem thêm: Quản lý fulfillment đa kênh và 4 vấn đề phổ biến thường gặp phải