Bán hàng đa kênh đang là xu hướng mới trong kinh doanh hiện nay. Vậy quản lý fulfillment đa kênh như thế nào? Các vấn đề thường gặp khi bán hàng đa kênh là gì? Cùng Thái Dương Fulfillment giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa quản lý fulfillment đa kênh
Bán hàng đa kênh là mô hình bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm cả Online và Offline. Để đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra hiệu quả, nắm rõ cách quản lý bán hàng đa kênh là điều doanh nghiệp cần biết.
Quản lý fulfillment đa kênh là quá trình quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của một sản phẩm. Quy trình này bắt đầu từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi sản phẩm được giao đến tay người tiêu dùng, thông qua nhiều kênh bán hàng.
2. 4 vấn đề phổ biến thường gặp khi bán hàng đa kênh
Khi bán hàng đa kênh, người bán có thể gặp phải một số vấn đề sau:
2.1. Không đồng bộ được hàng tồn kho
Không đồng bộ được hàng tồn kho khiến người bán khó kiểm soát được lượng hàng chính xác trên từng kênh bán. Hệ quả là chồng chéo, sai lệch số lượng tồn kho, đôi khi hàng còn hay hết cũng không nắm được chính xác. Tình trạng này khi kéo dài sẽ dẫn tới:
- Thất thoát hàng hóa
- Khách hàng mua đúng sản phẩm đã hết hàng và phải chờ đợi
- Phản hồi khách hàng chậm do mất thời gian kiểm tra hàng tồn kho
- Sai sót trong kiểm kê hàng hoá.
- Mất nhiều thời gian để quản lý tồn kho từng nền tảng bán hàng.
Việc khách hàng mua phải sản phẩm đã hết hàng không chỉ gây phiền toái cho khách hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
2.2. Không đóng gói kịp hàng khi lượng đơn tăng cao
Với quy trình đóng gói nhiều bước, các doanh nghiệp có thể không xử lý đơn kịp trong mùa cao điểm hoặc các trường hợp đơn hàng tăng đột biến.
Ngoài ra, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ xử lý, đơn. Nếu lực lượng nhân sự mỏng và không kịp bổ sung khi lượng hàng hoá tăng cao, doanh nghiệp rất dễ vỡ trận vào mùa sale cao điểm.
Đóng gói hàng chậm trễ có thể làm tăng tỷ lệ huỷ đơn, hoàn hàng hoặc bị khách hàng đánh giá xấu.
2.3. Trải nghiệm khách hàng không đồng nhất
Sự không đồng nhất trong trải nghiệm của khách hàng đến từ những nguyên nhân như:
- Nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp: Doanh nghiệp không có quy trình, chính sách cụ thể và cố định cho nhân sự. Điều này dẫn đến việc phản hồi khách hàng ở các kênh không có sự đồng nhất về thông tin về sản phẩm, giá bán, thời gian giao hàng, chính sách đổi trả…
- Nguyên nhân khách quan từ nền tảng: Mỗi nền tảng có thể sẽ cho sử dụng một phương thức thanh toán hay vận chuyển khác nhau dẫn đến sự thiếu đồng nhất.
Sự không đồng nhất trong kinh doanh sẽ gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến trải nghiệm chung của khách hàng.
2.4. Theo dõi đơn hàng gặp khó khăn
Việc theo dõi đơn hàng cùng lúc trên nhiều kênh bán hàng khác nhau có thể khiến doanh nghiệp gặp tình trạng:
- Sót đơn hàng
- Khó theo dõi trạng thái đơn hàng
- Mất thời gian tra cứu đơn hàng
- Xử lý đơn chậm
Việc khó theo dõi đơn hàng dẫn đến nhiều bất tiện trong quá trình tư vấn và chăm sóc khách hàng. Mất thời gian trong việc tra cứu đơn hàng dẫn đến phản hồi khách hàng chậm cũng khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng về doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu chi tiết những vấn đề khi nhà bán hàng tự vận hành đơn hàng đa kênh trong bài viết Self-fulfillment và các khó khăn phổ biến.
3. Sự cần thiết của dịch vụ fulfillment trong bán hàng đa kênh
Sử dụng dịch vụ logistics & fulfillment đa kênh mang lại nhiều lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp:
- Quản lý hàng tồn kho chính xác: Sử dụng dịch vụ này giúp những doanh nghiệp bán hàng đa kênh đồng bộ được hàng tồn kho, hạn chế tối đa thất thoát hàng hoá.
- Xử lý đơn hàng nhanh chóng và tốc độ: Fulfillment cung cấp quy trình xử lý đơn hàng tự động và hiệu quả. Điều này giúp đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách hàng một cách nhanh chóng.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Giao hàng nhanh chóng và chính xác làm tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Tăng khả năng cạnh tranh: Fulfillment giúp doanh nghiệp giải phóng gánh nặng về vận hành. Từ đó, doanh nghiệp có thể dành thời gian để tạo ra dịch vụ hay sản phẩm thu hút hơn, tăng tính cạnh tranh so với các đối thủ khác.
>>> Tham khảo bài viết Tìm hiểu về dịch vụ order fulfillment để tối ưu kinh doanh đa kênh, nâng cao hiệu quả và giảm tải logistics cho doanh nghiệp.
4. 6 Phương pháp quản lý fulfillment đa kênh
Để quản lý fulfillment đa kênh hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Tích hợp công nghệ và hệ thống: Sử dụng các phần mềm quản lý đơn hàng (OMS), hệ thống quản lý kho (WMS) và các công cụ tự động hóa để đồng bộ hóa dữ liệu và tối ưu hóa quy trình.
- Quản lý tồn kho hiệu quả: Áp dụng các phương pháp quản lý tồn kho như FIFO (First In, First Out), JIT (Just In Time) và sử dụng phần mềm để theo dõi lượng hàng tồn kho theo thời gian thực.
- Tối ưu hóa quy trình xử lý đơn hàng: Đơn giản hóa các bước trong quy trình xử lý đơn hàng, từ nhận đơn, đóng gói đến giao hàng, để giảm thiểu sai sót và tăng tốc độ xử lý.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Đảm bảo nhân viên được đào tạo đầy đủ về quy trình và công nghệ mới, đồng thời khuyến khích họ phát triển kỹ năng để nâng cao hiệu quả công việc.
- Theo dõi và phân tích hiệu suất: Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu suất của từng kênh bán hàng, từ đó đưa ra các điều chỉnh kịp thời để cải thiện hiệu quả.
- Xây dựng quan hệ với các đối tác logistics: Hợp tác chặt chẽ với các đối tác logistics uy tín để đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và đúng thời gian.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây về quản lý fulfillment đa kênh, Thái Dương Fulfillment đã giúp bạn hiểu được quản lý fulfillment bán hàng đa kênh là gì và lợi ích khi sử dụng dịch vụ này. Đừng quên theo dõi Fanpage của Thái Dương để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về dịch vụ fulfillment bạn nhé.
>>> Xem thêm bài viết: Job fulfillment là gì? để tìm hiểu về các vị trí trong công ty fulfillment.