Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo quy định mới nhất

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là căn cứ pháp lý chỉ sự thoả thuận giữa hai bên, bao gồm bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển. Nhờ hợp đồng này, các bên sẽ biết được trách nhiệm, quyền lợi của mình giúp quá trình vận chuyển diễn ra an toàn, suôn sẻ hơn. 

Cùng Thái Dương Fulfillment tìm hiểu các mẫu hợp đồng vận chuyển chi tiết, đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao cần làm hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó một bên có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã định và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận. Bên còn lại là bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển và các khoản phụ phí khác.

Tác dụng của hợp đồng vận chuyển:

  • Đảm bảo tính rõ ràng và minh bạch trong quá trình vận chuyển
  • Căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các bên
  • Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh trong quá trình vận chuyển
Tầm quan trọng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá
Tầm quan trọng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá

Mục tiêu của hợp đồng vận chuyển là xác định rõ trách nhiệm của hai bên, đảm bảo hàng hóa được giao đúng theo yêu cầu và chi phí vận chuyển được chi trả đầy đủ. Ngoài ra, trong hợp đồng sẽ có mục xác định rõ chi phí vận chuyển và các khoản phụ phí, giúp các bên chủ động hơn trong việc quản lý tài chính.

2. Nội dung cơ bản cần có hợp đồng dịch vụ vận chuyển hàng hóa

2.1. Đối với bên vận chuyển

Với bên vận chuyển, hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có nội dung sau:

  • Tiếp nhận hàng hóa của bên thuê vận chuyển
  • Vận chuyển hàng theo đúng thỏa thuận 
  • Trả hàng cho người nhận hàng
  • Trả hàng đúng theo phương thức đã thoả thuận

2.2. Đối với bên thuê vận chuyển

Với bên thuê vận chuyển, nội dung cần có trong hợp đồng bao gồm:

  • Giao hàng cho bên vận chuyển đúng thời gian và địa điểm
  • Thanh toán cước phí vận chuyển
  • Cử người để áp tải hàng trên đường vận chuyển nếu cần
Nội dung cần có trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Đọc kỹ nội dung mẫu đơn trước khi ký kết hợp đồng

Bạn muốn có giấy tờ ghi nhận thông tin hàng hoá, dịch vụ vận chuyển để làm căn cứ thanh toán? Đọc ngay bài viết hóa đơn vận chuyển hàng hóa để biết cách ghi hóa đơn chuẩn nhất nhé!

3. 3 loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa

3.1. Hợp đồng vận tải đường bộ

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa qua đường bộ là thỏa thuận giữa bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển để vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện đường bộ như xe tải, container…

Thông tin liên quan có trong hợp đồng cần bao gồm:

  • Hàng hóa vận chuyển: Loại hàng, số lượng, đặc điểm
  • Phương tiện vận tải: Loại xe, tình trạng xe
  • Địa điểm nhận và giao hàng: Địa chỉ cụ thể
  • Thời gian giao nhận hàng
  • Thanh toán cước phí: Số tiền, phương thức thanh toán
  • Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa: Bên nào chịu trách nhiệm
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp

 

Mẫu hợp đồng vận tải đường bộ
Mẫu hợp đồng vận tải đường bộ

>>> Bạn muốn biết thêm về các cách thức vận chuyển? Tham khảo ngay 5 phương thức vận chuyển hiện nay để biết thêm thông tin nhé!

3.2. Hợp đồng vận tải đường biển

Hợp đồng vận tải đường biển là thỏa thuận giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển để vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ cảng này đến cảng khác.

Các thông tin chính cần có trong hợp đồng bao gồm:

  • Hàng hóa vận chuyển: Loại hàng, số lượng, đặc điểm
  • Phương tiện vận tải: Loại tàu, tình trạng tàu
  • Cảng nhận và giao hàng: Địa chỉ cảng cụ thể
  • Thời gian giao nhận: Thời gian cụ thể để nhận và giao hàng
  • Thanh toán cước phí: Số tiền, phương thức thanh toán
  • Điều khoản bảo hiểm hàng hóa
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp
Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển
Mẫu hợp đồng vận tải hàng hóa đường biển

3.3. Hợp đồng vận tải hàng không

Hợp đồng vận tải hàng không là thỏa thuận giữa bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển để vận chuyển hàng hóa bằng máy bay.

Thông tin liên quan cần có trong hợp đồng này bao gồm:

  • Hàng hóa vận chuyển: Loại hàng, số lượng, đặc điểm
  • Phương tiện vận tải: Loại máy bay, tình trạng máy bay
  • Sân bay nhận và giao hàng: Địa chỉ sân bay cụ thể
  • Thời gian giao nhận: Thời gian cụ thể để nhận và giao hàng
  • Thanh toán cước phí: Số tiền, phương thức thanh toán
  • Chứng từ vận đơn hàng không
  • Thông tin bảo hiểm hàng hóa
  • Phương thức giải quyết khi có tranh chấp.
Soạn thảo hợp đồng vận chuyển kỹ càng trước khi hợp tác
Soạn thảo hợp đồng vận chuyển kỹ càng trước khi hợp tác

Bạn muốn chuyển quyền quản lý tạm thời với hàng hoá của mình cho bên nhận ký gửi thông qua hợp đồng? Đọc ngay bài viết Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa và thông tin chi tiết nhé!

4. Những lưu ý khi làm hợp đồng vận chuyển

Khi làm hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Đối tượng vận chuyển: Hàng hóa vận chuyển cần đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, không vận chuyển các loại hàng cấm.
  • Cước phí vận chuyển: phần này thường do bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển tự thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
  • Thời điểm thanh toán: Quy định rõ ràng về thời điểm thanh toán, có thể là thanh toán một lần hoặc theo đợt, kèm theo ngày giờ và tiến trình cụ thể.
  • Phương thức thanh toán: Xác định thanh toán bằng tiền mặt, qua tài khoản ngân hàng hay phương thức cụ thể khác.

5. Cách xử lý khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng

Khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bạn có thể tham khảo các phương thức giải quyết sau:

  • Đàm phán và thương lượng: Các bên tự thương lượng để tìm ra giải pháp hợp lý, tránh mất thời gian và chi phí cho các thủ tục pháp lý.
  • Trung gian hòa giải: Sử dụng bên thứ ba làm trung gian hòa giải để giúp các bên đạt được thỏa thuận mà không cần phải ra tòa.
  • Trọng tài thương mại: Các bên có thể chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Quyết định của trọng tài có tính ràng buộc và thường được thực hiện nhanh chóng hơn so với tòa án.
  • Khởi kiện tại tòa án: Nếu các phương thức trên không hiệu quả, các bên có thể khởi kiện bên còn lại tại tòa án. Đây là phương thức được dùng đến cuối cùng, mất nhiều thời gian và chi phí hơn.

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là căn cứ pháp lý giúp việc vận chuyển hàng hóa giữa các bên diễn ra suôn sẻ. Việc chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng trong nội dung hợp đồng là điều cần thiết giúp các bên tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình vận chuyển. 

Vì vậy, các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hoá cần chú ý soạn thảo hợp đồng vận chuyển với đầy đủ các điều khoản cần thiết, đảm bảo tính pháp lý trước khi bắt đầu hợp tác với bên vận chuyển.

Hy vọng những thông tin về hợp đồng vận chuyển trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này. Hãy theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích trên Fanpage và Website của Thái Dương Fulfillment bạn nhé.

>>> Bạn muốn sở hữu một mẫu báo giá đẹp mắt và chuyên nghiệp? Tham khảo ngay mẫu báo giá vận chuyển chi tiết nhất cho doanh nghiệp nhé! 

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!