Hub trong vận chuyển là gì? Ứng dụng của Hub trong các lĩnh vực

Hub and Spoke là mô hình mạng lưới vận tải được ứng dụng phổ biến trên thế giới. Vậy Hub trong vận chuyển là gì? Cơ chế hoạt động và ứng dụng của Hub and Spoke trong logistics ra sao? Hãy cùng Thái Dương Fulfillment giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

1. Hub trong vận chuyển là gì?

Hub trong vận chuyển (hay Hub trong logistics) là một điểm trung tâm tập trung hàng hoá, nơi hàng hóa được tập kết và phân loại trước khi chuyển tiếp đến các điểm đích cuối cùng. Hub thường là các kho bãi lớn hoặc trung tâm phân phối, nơi hàng hóa có thể được xử lý nhanh chóng, giảm thiểu chi phí và thời gian giao nhận.

Tìm hiểu Hub trong vận chuyển là gì
Tìm hiểu Hub trong vận chuyển là gì

Hub là một phần quan trọng trong mô hình vận chuyển “hub-and-spoke”, trong đó “hub” là điểm trung tâm tập kết hàng hóa và “spoke” là các điểm giao nhận vệ tinh nằm trên tuyến đường từ hub đến điểm đích. 

Hub-and-spoke hiện được ứng dụng trong hơn 90% các dịch vụ giao hàng trên toàn thế giới. Mô hình này được các đơn vị vận chuyển uy tín áp dụng để cải thiện hiệu suất vận hành và tối ưu chi phí vận chuyển, xử lý hàng hóa.

2. Cơ chế hoạt động của hub trong vận chuyển

Để hiểu được cơ chế hoạt động của hub thì ngoài hub trong vận chuyển là gì, bạn cần nắm được các thành phần cơ bản trong hub-and-spoke:

  • Hub (trung tâm trung chuyển)

Hub là điểm trung tâm trong hệ thống vận chuyển, nơi tập trung hàng hóa từ nhiều nguồn và phân phối chúng đến các điểm đích cuối cùng. Hub có chức năng tiếp nhận, lưu trữ tạm thời và phân loại hàng hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối và quản lý luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được chuyển đến đúng đích.

  • Spoke (điểm giao nhận vệ tinh)

Spoke trong mô hình “hub-and-spoke” là các điểm vệ tinh hoặc điểm giao nhận nhỏ hơn kết nối hub. Hàng hóa sẽ di chuyển từ nhiều spoke (điểm vệ tinh) đến hub (trung tâm) để được phân loại và tiếp tục vận chuyển từ hub đến các spoke khác hoặc điểm đích cuối cùng.

  • Phương tiện vận chuyển 

Trong mô hình hub-and-spoke, phương tiện vận chuyển đóng vai trò là mắt xích quan trọng kết nối các spoke (điểm vệ tinh) với hub (trung tâm chính). Việc sử dụng phương tiện hợp lý không chỉ nâng cao hiệu suất vận chuyển mà còn duy trì lịch trình giao nhận chính xác. Điều này giúp đảm bảo lưu thông hàng hóa, tối ưu hóa chi phí bằng cách tập trung vào các tuyến cố định.

Cơ chế hoạt động của hub trong vận chuyển
Cơ chế hoạt động của hub trong vận chuyển

Quy trình hoạt động của mô hình hub and spoke trong logistics thường bao gồm 6 bước sau:

  • Thu gom hàng hóa: Hàng hóa được thu gom từ các nguồn khác nhau và chuyển đến hub.
  • Tiếp nhận và phân loại: Tại hub, hàng hóa được tiếp nhận, kiểm tra và phân loại theo điểm đến cuối cùng.
  • Lưu trữ tạm thời: Hàng hóa có thể được lưu trữ tạm thời tại hub trước khi được phân phối.
  • Phân phối đến spoke: Hàng hóa được chuyển từ hub đến các spoke bằng các phương tiện vận chuyển phù hợp.
  • Giao hàng: Tại spoke, hàng hóa được phân công người phụ trách để giao đến tay người nhận cuối cùng.
  • Cập nhật và theo dõi: Toàn bộ quá trình vận chuyển được cập nhật liên tục lên hệ thống để phục vụ hoạt động phân tích tối ưu dịch vụ.

Bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết vận chuyển hàng nặng? Hãy tham khảo bài viết vận chuyển hàng nặng để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và quy trình vận chuyển nhé!

3. Ưu và nhược điểm của hub trong vận chuyển

3.1. Ưu điểm của hub trong vận chuyển

  • Tối ưu hóa chi phí vận chuyển: Hub giúp giảm số lượng chuyến đi trực tiếp giữa các điểm. Nhờ đó, phương tiện vận chuyển chỉ cần chạy theo lộ trình ngắn hơn hoặc tập trung vào các tuyến cố định, giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu và nhân lực.
  • Cải thiện hiệu suất vận hành: việc tập trung và phân loại hàng hóa tại hub giúp giảm thời gian xử lý đơn hàng, giảm số lượng chuyến đi lẻ. Nhờ đó tăng hiệu suất vận chuyển tổng thể, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng.
  • Tăng khả năng tiếp cận và phân phối: Hub tạo ra mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa các điểm vệ tinh, giúp vận chuyển linh hoạt và đáp ứng nhanh các nhu cầu vận chuyển.
  • Quản lý tồn kho hiệu quả: Hub tập trung hàng hóa tại một điểm giúp dễ dàng kiểm soát và quản lý tồn kho. Nhờ đó giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hoặc dư thừa hàng hóa, tối ưu hóa quy trình lưu trữ.
Mô hình hub có nhiều ưu điểm
Mô hình hub có nhiều ưu điểm

3.2. Nhược điểm của hub trong vận chuyển

  • Phụ thuộc vào hub: Mọi sự cố xảy ra tại hub như sự cố kỹ thuật, quá tải hoặc thiên tai,… có thể làm gián đoạn toàn bộ chuỗi vận chuyển.
  • Chi phí thiết lập và duy trì cao: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị để duy trì các hub đòi hỏi chi phí ban đầu tư lớn. Ngoài ra, chi phí vận hành hàng ngày như nhân công, bảo trì và quản lý cũng khá cao.
  • Tăng thời gian vận chuyển: Do hàng hóa phải qua trung tâm hub trước khi đến điểm cuối, thời gian giao hàng có thể kéo dài hơn so với mô hình trực tiếp.
  • Quản lý phức tạp: Hệ thống hub-and-spoke yêu cầu quản lý phức tạp hơn do phải điều phối nhiều luồng hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Việc này đòi hỏi hệ thống quản lý và công nghệ thông tin tiên tiến để đảm bảo hoạt động trơn tru.
  • Tắc nghẽn và quá tải: Các hub có thể bị tắc nghẽn và quá tải nếu không được quản lý tốt, đặc biệt là trong mùa cao điểm hoặc khi nhu cầu đột ngột tăng cao. Tình trạng này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc xử lý và giao hàng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. 
Mô hình hub and spoke cũng có những hạn chế riêng
Mô hình hub and spoke cũng có những hạn chế riêng

Bạn muốn biết ưu nhược điểm của từng phương thức vận chuyển? Tham khảo ngay bài viết so sánh 5 phương thức vận chuyển hiện nay để biết được thông tin chi tiết!

4. Ứng dụng của hub trong từng lĩnh vực

4.1. Hàng không

Mô hình hub-and-spoke trong lĩnh vực hàng không giúp các hãng tối ưu hóa mạng lưới bay, giảm chi phí và tăng tần suất chuyến bay. 

Các sân bay như Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM) của Vietnam Airlines hoạt động như các hub, giúp kết nối chuyến bay nội địa và quốc tế một cách hiệu quả. Điều này không chỉ mở rộng khả năng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng mà còn giúp hãng hàng không tăng giá trị kinh tế và điều tiết không lưu dễ dàng hơn

4.2. Thương mại điện tử

Trong thương mại điện tử, hub đóng vai trò tập trung và phân phối hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng nhanh chóng và hiệu quả. Các nền tảng như Shopee, Lazada và Tiki áp dụng mô hình này để quản lý kho hàng và giao nhận. 

Nhờ vào hub-and-spoke, các nền tảng có thể đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đúng thời gian và địa điểm, giúp tăng hiệu quả vận hành và đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.

Mô hình hub được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vận chuyển
Mô hình hub được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực vận chuyển

4.3. Hàng hải

Trong lĩnh vực hàng hải, các cảng hub đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung và phân phối hàng hóa từ các tàu container lớn sang các tàu nhỏ hơn hoặc trực tiếp đến điểm đến cuối cùng. 

Các cảng như Singapore và Rotterdam giúp tối ưu hóa việc sử dụng tàu container, giảm chi phí vận chuyển và đẩy nhanh tốc độ giao hàng. Điều này không chỉ giúp vận chuyển hàng hóa suôn sẻ hơn mà còn giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn dẫn đến giao hàng chậm trễ.

Bạn muốn biết hình thức vận chuyển phù hợp? Đọc ngay bài viết về Tổng hợp 6 hình thức vận chuyển phổ biến nhất hiện nay để lưu ý lựa chọn hình thức cho mình nhé!

Bài viết trên là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “hub trong vận chuyển là gì” và những ứng dụng của hub trong các lĩnh vực hiện nay. Hãy theo dõi Fanpage Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm các thông tin logistic hữu ích bạn nhé.

5 3 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!