Kho fulfillment và warehouse đều đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ chứa hàng hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loại hình lại có chức năng, thời gian lưu trữ hàng hóa, đối tượng phục vụ khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết kho fulfillment là gì, sự khác nhau giữa kho fulfillment và warehouse qua bài viết dưới đây!
1. Kho fulfillment là gì? Nhiệm vụ của kho fulfillment
1.1. Định nghĩa kho fulfillment
Kho fulfillment (hay fulfillment center) là nơi thực hiện các hoạt động liên quan tới fulfillment như tiếp nhận, kiểm tra, lưu trữ, đóng gói, vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng. Kho này được quản lý và vận hành bởi các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ fulfillment hoặc do chính doanh nghiệp quản lý.
1.2. Nhiệm vụ của kho fulfillment
Kho Fulfillment đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng của đơn vị, doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Cụ thể nhiệm vụ chính gồm có: Tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa, lưu trữ và bảo quản hàng hóa, quản lý kho, đóng gói và giao hàng, quản lý và theo dõi đơn hàng, xử lý yêu cầu đổi trả hàng của khách hàng,…
2. Quy trình vận hành của kho fulfillment
Quy trình vận hành của kho Fulfillment bao gồm 7 bước sau:
Tiếp nhận hàng hóa từ nhà bán
Đơn vị Fulfillment tới nơi bán để nhận hàng hóa hoặc nhà bán vận chuyển hàng hóa tới kho fulfillment.
Kiểm kê, lưu trữ và bảo quản
Hàng hóa sau khi tiếp nhận sẽ được kiểm kê để đảm bảo số lượng chính xác. Tiếp đó là lưu trữ và bảo quản trong điều kiện tối ưu, sắp xếp ở nơi thích hợp, đáp ứng các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, an toàn, tính thuận tiện…
Tiếp nhận đơn hàng, xử lý xác nhận
Khi nhận được đơn hàng từ khách, bộ phận kho Fulfillment sẽ xác nhận đơn hàng và kiểm tra số lượng hàng hóa trong kho. Đơn sẽ được phân chia tuyến gửi hàng để chờ được vận chuyển tới tay người nhận.
Đóng gói hàng hóa
Đơn hàng sau khi xác nhận sẽ được chuyển tới bộ phận đóng gói. Nhân viên kho sẽ lấy hàng hóa từ khu vực lưu trữ, kiểm tra và đóng gói cẩn thận.
Bàn giao đơn cho đơn vị vận chuyển
Đơn hàng sau khi được đóng gói, dán nhãn cẩn thận sẽ được bàn giao cho đơn vị vận chuyển đúng tuyến, đảm bảo hàng hóa được giao đến tay khách hàng an toàn, nhanh chóng.
Đối soát và hoàn COD cho nhà bán (nếu có)
Trong trường hợp khách hàng thanh toán tiền mặt khi nhận hàng (COD), kho Fulfillment sẽ đối soát và hoàn tiền cho nhà bán sau khi trừ các chi phí dịch vụ.
Hỗ trợ khách đổi trả (nếu có)
Trong quá trình xử lý đơn hàng, nếu khách hàng có nhu cầu đổi trả hàng, kho Fulfillment sẽ hỗ trợ tiếp nhận, kiểm tra và xử lý theo quy định của chính sách đổi trả.
3. Các dạng kho fulfillment phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, có 3 dạng kho fulfillment phổ biến là in-house, kho Dropship và fulfillment outsourced.
3.1. Kho fulfillment in-house
Kho Fulfillment in-house là kho hàng do chính doanh nghiệp sở hữu và quản lý. Doanh nghiệp sẽ tự đầu tư xây dựng, vận hành và quản lý kho, từ việc tiếp nhận hàng hóa, lưu trữ, đóng gói đến giao hàng cho khách.
Ưu điểm của dạng kho fulfillment này là doanh nghiệp có quyền kiểm soát toàn bộ quy trình, đảm bảo chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là đòi hỏi chi phí đầu tư cho kho lớn, quy trình quản lý cũng khá phức tạp. Chính vì vậy mà dạng kho fulfillment này không phù hợp dành cho start-up và doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
>>> Tìm hiểu thêm về các vấn đề khi tự quản lý kho hàng và cách khắc phục trong bài viết Tối ưu quy trình lưu kho hàng hóa
3.2. Kho Dropship
Kho Dropship là mô hình mà nhà bán hàng không lưu trữ hàng hóa tại kho của mình, mà sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất để vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến khách hàng.
Ưu điểm của Dropship là doanh nghiệp không cần đầu tư xây dựng và vận hành kho, từ đó giúp giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ có ít quyền kiểm soát về chất lượng sản phẩm và quy trình đóng gói. Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu có rủi ro từ nhà cung cấp thì có thể ảnh hưởng tới khách hàng.
3.3. Kho fulfillment outsourced
Kho Fulfillment outsourced là mô hình doanh nghiệp thuê ngoài toàn bộ hoặc một phần quy trình Fulfillment để thực hiện các hoạt động liên quan tới quá trình giao hàng. Với dạng kho fulfillment này, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp hàng hóa và đơn đặt hàng, các nhà cung cấp Fulfillment sẽ thực hiện các công đoạn như tiếp nhận, lưu trữ, đóng gói và giao hàng.
Ưu điểm của hình thức kho này là doanh nghiệp được hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư kho bãi. Tuy nhiên, nhược điểm là doanh nghiệp sẽ mất một phần kiểm soát về quá trình và trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, cần thanh toán chi phí cho dịch vụ Fulfillment bên ngoài. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn đối tác Fulfillment uy tín.
4. Sự khác biệt giữa kho fulfillment và kho hàng thông thường Warehouse
Kho fulfillment và kho hàng thông thường (Warehouse) có những khác biệt rõ ràng về mục đích, thời gian lưu trữ, tần suất luân chuyển hàng hóa và đối tượng phục vụ. Cụ thể sự khác biệt cơ bản được thể hiện qua bảng dưới đây:
Đặc trưng | Kho fulfillment | Warehouse (kho hàng thông thường) |
Chức năng | Chức năng chính là vận hành, xử lý và giao nhận đơn hàng trực tuyến để hàng hóa tới tay khách hàng nhanh chóng nhất. | Chủ yếu dùng để lưu trữ, bảo quản hàng hóa. |
Thời gian lưu trữ hàng hóa | Hàng hóa thường chỉ lưu trữ ngắn hạn, trung bình 1-2 tuần, đặc biệt không quá 30 ngày. Tập trung vào tốc độ xử lý và giao nhận đơn hàng nhanh chóng. | Hàng hóa có thể lưu trữ dài hạn, không áp lực về tốc độ xử lý đơn hàng. |
Tần suất luân chuyển hàng hóa | Hàng hóa liên tục được vận chuyển với tần suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu giao hàng nhanh chóng | Tùy thuộc vào thỏa thuận mà đơn vị vận chuyển sẽ đến lấy hàng theo lịch trình, tần suất luân chuyển hàng hóa ít hơn để tiết kiệm chi phí. |
Đối tượng phục vụ | Nhà bán hàng kinh doanh online, khách hàng. | Chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp, công ty sản xuất, đơn vị phân phối hàng hóa. |
>>> Tìm hiểu chi tiết hơn về lưu kho hàng thông thường trong bài viết Lưu kho là gì?
5. Thái Dương Fulfillment – Kho fulfillment chuyên nghiệp, uy tín cho nhà bán hàng
Thái Dương Fulfillment là đơn vị cung cấp dịch vụ kho fulfillment chuyên nghiệp, uy tín dành cho các doanh nghiệp và nhà bán hàng đang kinh doanh trực tuyến. Với hơn 3 năm kinh nghiệm và từng đồng hành cùng hơn 500 khách hàng, Thái Dương Fulfillment đã gửi đi hơn 1 triệu đơn hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ tối ưu cho các nhà bán hàng.
Tại Thái Dương Fulfillment, chúng tôi sở hữu hệ thống kho bãi hiện đại, rộng lớn, đảm bảo an toàn và bảo quản tối ưu mọi sản phẩm. Đội ngũ nhân viên của Thái Dương Fulfillment được đào tạo chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc về từng thị trường, sẵn sàng hỗ trợ các nhà bán hàng tối ưu hoá quy trình giao nhận, vận chuyển và chăm sóc khách hàng.
Không chỉ vậy, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như đóng gói, in ấn nhãn mác, theo dõi tình trạng đơn hàng… giúp các nhà bán hàng tiết kiệm tối đa thời gian và công sức, tập trung vào việc phát triển kinh doanh.
Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin liên quan tới kho fulfillment là gì, phân biệt sự khác nhau giữa kho fulfillment và warehouse. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về fulfillment và sự khác biệt của dịch vụ này.
Đừng quên theo dõi Fanpage của Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về fulfillment và những giải pháp vận hành đơn hàng tối ưu cho doanh nghiệp bạn nhé!
>>> Xem thêm bài viết: 4 loại chi phí lưu kho nhà bán hàng nhất định phải biết