Công thức tính khối lượng vận chuyển và ví dụ chi tiết

Khối lượng hàng hoá là yếu tố then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển. Hiểu rõ cách tính khối lượng vận chuyển không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và hiệu quả. Cùng tìm hiểu công thức tính khối lượng vận chuyển cùng ví dụ cụ thể qua bài viết sau để có thể áp dụng vào thực tế.

1. Khái niệm về khối lượng vận chuyển hàng hóa

Khối lượng vận chuyển là tổng trọng lượng của hàng hóa được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác trong một khoảng thời gian cụ thể. Khối lượng này thường bao gồm cả sản phẩm và bao bì đóng gói, được tính bằng đơn vị kg, tấn hoặc mét khối, tùy thuộc vào loại hàng hóa và phương thức vận chuyển (đường bộ, đường biển, đường hàng không,…).

Khối lượng vận chuyển bao gồm trọng lượng hàng hoá và bao bì đóng gói
Khối lượng vận chuyển bao gồm trọng lượng hàng hoá và bao bì đóng gói

Việc tính toán chính xác khối lượng vận chuyển đóng vai trò quan trọng đối với cả doanh nghiệp sử dụng dịch vụ vận chuyển và bản thân các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển. Cụ thể:

ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DÙNG DỊCH VỤ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN
  • Xác định chi phí vận chuyển chính xác: Giúp dự trù ngân sách hợp lý, tránh sai lệch và phát sinh chi phí.
  • Lựa chọn phương thức và phương tiện vận chuyển phù hợp: Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, tránh rủi ro do quá tải hoặc phải chia nhỏ hàng hóa thành nhiều chuyến không cần thiết.
  • Đảm bảo giao hàng đúng hẹn: góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng.
  • Đàm phán chi phí hiệu quả: Tạo điều kiện để thương lượng mức chi phí phù hợp với đơn vị vận chuyển, tối ưu hóa chi phí vận hành.
  • Sắp xếp lộ trình và lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp: tăng hiệu quả vận hành, giảm thời gian và chi phí di chuyển.
  • Tối ưu hóa không gian lưu trữ: Đảm bảo tận dụng tối đa khả năng chứa hàng trên các phương tiện vận chuyển.
  • Tuân thủ các quy định về vận tải: đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa, tránh các rủi ro về quá tải hoặc bị phạt do vi phạm quy định pháp luật.
  • Tăng tính chính xác trong báo giá và hợp đồng: Đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, tránh phát sinh chi phí không mong muốn.

2. Các công thức tính khối lượng vận chuyển theo dịch vụ vận chuyển

Các loại hàng hoá có tính chất khác nhau, có loại kích thước nhỏ nhưng nặng và ngược lại, có loại hàng cồng kềnh nhưng nhẹ. Do đó, việc tính toán khối lượng vận chuyển cần có sự quy đổi linh hoạt giữa trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích. Tương ứng với mỗi dịch vụ vận chuyển sẽ có những công thức tính khối lượng viện chuyển riêng. Cụ thể:

2.1. Dịch vụ vận chuyển đường bộ

Với dịch vụ vận chuyển đường bộ, khối lượng vận chuyển có thể là trọng lượng thực tế của hàng hóa khi cân (bao gồm cả bao bì) hoặc trọng lượng quy đổi từ kích thước hàng hóa (trọng lượng thể tích). Công thức tính khối lượng vận chuyển quy đổi như sau:

Nội địa =   (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/3000       (cm3)
Quốc tế =   (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/5000       (cm3)
Hàng cồng kềnh =   (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/5000       (cm3)

Trong đó: 

  • Chiều dài – Chiều rộng – Chiều cao là các kích thước của hàng hóa.
  • 3000, 5000 số được quy ước.

Ví dụ: Một kiện hàng có kích thước chiều dài 120 cm; chiều rộng 80 cm và chiều cao 60 cm. Nếu kiện hàng được vận chuyển nội địa thì khối lượng vận chuyển quy đổi của kiện hàng là (120 x 80 x 60)/3000 = 192 kg.

Nắm rõ trọng lượng hàng hoá giúp lựa chọn phương tiện phù hợp
Nắm rõ trọng lượng hàng hoá giúp lựa chọn phương tiện phù hợp

2.2. Dịch vụ vận chuyển đường biển 

Hàng hóa vận chuyển đường biển thường chia ra thành 2 loại: FCL (Full Container Load) và LCL (Less Container Load)

  • FCL (Full Container Load): Khối lượng vận chuyển là trọng lượng thực tế của hàng hóa (kg, tấn).
  • LCL (Less Container Load): Khối lượng vận chuyển được tính theo cả trọng lượng thực tế (kg) và trọng lượng thể tích của hàng hóa (CBM – cubic meter hay mét khối ). 

Theo quy ước quốc tế, khối lượng tối thiểu khi vận chuyển đường biển là 1 CBM hoặc 2 – 3 CBM (đối với cảng Inland, tuyến vận chuyển xa, tuyến vận chuyển phụ). 

Có 2 cách tính khối lượng vận chuyển hàng hóa đường biển: khối lượng thực tế và thể tích hàng hóa.

KHỐI LƯỢNG THỰC TẾ THỂ TÍCH HÀNG HÓA
  • Là trọng lượng thực của lô hàng, bao gồm cả trọng lượng của bao bì và đóng gói.
  • Đơn vị tính: kilogram (kg) hoặc tấn.
  • Hàng hóa có khối lượng nhẹ nhưng chiếm nhiều không gian sẽ được tính phí dựa trên thể tích thay vì khối lượng thực tế.
  • Đơn vị tính: cubic meter (CBM).

CÔNG THỨC TÍNH

Khối lượng thực tế = Trọng lượng hàng + Trọng lượng bao bì
CBM = Chiều Dài (m)   x    Chiều Rộng (m)    x  Chiều Cao (m)              (đơn vị: m3)

Trong đó: chiều dài, chiều rộng và chiều cao là các kích thước của hàng hoá

Chỉ số quy đổi CBM sang trọng lượng:

  • 1 CBM = 1000 kg.
  • 1 CBM = 363kg (áp dụng tại một số cảng biển tại Mỹ và Canada).

Khối lượng vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển là khối lượng thực tế hoặc khối lượng quy đổi, tùy theo cái nào lớn hơn.

Ví dụ: Một kiện hàng có kích thước 1.7m x 1m x 1m (tức 1.7 CBM) và nặng 1200kg được vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ. Nếu áp dụng hệ số quy đổi 1 CBM = 1000 kg thì khối lượng quy đổi từ thể tích của kiện hàng này là 1700 kg. Khi đó, khối lượng tính cước của kiện hàng là 1700 kg (vì 1700 kg lớn hơn 1200kg).

2.3 Dịch vụ vận chuyển hàng không

Tương tự trong vận chuyển đường biển, khối lượng vận chuyển đường hàng không cũng được tính toán dựa trên trọng lượng thực tế (kg) hoặc trọng lượng thể tích (kg):

Khi tính theo trọng lượng thực tế:

Khối lượng vận chuyển = Trọng lượng hàng thực tế + Trọng lượng bao bì

Khi tính theo trọng lượng thể tích, công thức quy đổi như sau:

HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN CÔNG THỨC TÍNH TRỌNG LƯỢNG QUY ĐỔI
Nội địa = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/6000
Quốc tế = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (cm)/5000

Trong đó: 

  • Chiều rộng, chiều dài, chiều cao là kích thước của kiện hàng. 
  • 6000, 5000 là các số được quy ước.

Ví dụ: Lô hàng có kích thước chiều dài 40cm, chiều rộng 50cm và chiều cao 20cm thì:

  • Trọng lượng thể tích vận chuyển nội địa = 40 x 50 x 20/6000 = 6,7 kg
  • Trọng lượng thể tích vận chuyển nội địa = 40 x 50 x 20/5000 = 8 kg
Khối lượng vận chuyển đường hàng không dựa trên trọng lượng thể tích và trọng lượng thực tế
Khối lượng vận chuyển đường hàng không dựa trên trọng lượng thể tích và trọng lượng thực tế

2.4. Dịch vụ vận chuyển đường sắt

Căn cứ vào Thông tư 83/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, trọng lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt được quy định như sau:

VỚI HÀNG HÓA LẺ VỚI HÀNG NGUYÊN TOA
  • Tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế.
  • Trọng lượng tối thiểu là 20kg
  • Nếu trên 20 kg thì phần lẻ dưới 05 kg quy tròn là 05 kg.

Ví dụ: Kiện hàng của bạn nặng 15 kg nhưng theo quy định, trọng lượng tính cước là 20kg.

  • Tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe.
  • Hàng hóa cồng kềnh: Nếu trọng lượng hàng hóa không vượt quá 75% trọng tải kỹ thuật của toa xe, thì trọng lượng vận chuyển tính cước sẽ bằng 75% trọng tải kỹ thuật. Trường hợp trọng lượng hàng hóa vượt quá 75%, sẽ tính theo trọng lượng thực tế.
  • Nhiều loại hàng hóa: Nếu trong một toa xe có nhiều loại hàng hóa với bậc cước khác nhau, sẽ tính cước riêng cho từng loại hàng rồi cộng dồn.

Ví dụ: Bạn có một toa xe có trọng tải kỹ thuật cho phép là 50 tấn. Bạn xếp hàng hóa vào toa xe với tổng trọng lượng là 30 tấn. Nếu hàng hóa là hàng thông thường, trọng lượng tính cước sẽ là 30 tấn. Nếu hàng hóa là hàng cồng kềnh và trọng lượng không vượt quá 75% trọng tải của toa xe (tức là 37.5 tấn), thì trọng lượng tính cước sẽ là 37.5 tấn (bằng 75% trọng tải kỹ thuật).

Bạn muốn có thỏa thuận về cách tính khối lượng (thực tế hay thể tích), hệ số quy đổi, và cước phí tương ứng? Tham khảo ngay bài viết về hợp đồng vận chuyển hàng hóa để giúp cả hai bên có một cơ sở rõ ràng để thực hiện hợp đồng.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính toán khối lượng

3.1. Kích thước, hình dạng của hàng hóa

  • Kích thước
    • Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của kiện hàng sẽ quyết định thể tích của kiện hàng. Thể tích này trực tiếp ảnh hưởng đến khối lượng vận chuyển, đặc biệt đối với vận tải biển và vận tải đường hàng không.
    • Đối với các loại hàng hóa có nhiều bộ phận, cần đo kích thước từng bộ phận để tính toán thể tích chính xác.
  • Hình dạng
    • Các kiện hàng có hình dạng đều như hình hộp chữ nhật, hình trụ, có thể dễ dàng tính toán thể tích.
    • Các kiện hàng có hình dạng phức tạp, không đồng đều cần được chia nhỏ thành các hình khối đơn giản để dễ tính toán thể tích.
    • Các kiện hàng quá khổ có thể yêu cầu phương tiện vận chuyển đặc biệt và thủ tục hải quan phức tạp hơn.
Công thức tính khối lượng vận chuyển ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
Công thức tính khối lượng vận chuyển ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

3.2. Trọng lượng hàng hóa

Khi vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trong đường hàng không, người ta thường tính phí vận chuyển dựa trên cả trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích. Nói cách khác, hàng hóa cồng kềnh nhưng nhẹ có thể bị tính phí cao hơn hàng hóa nhỏ gọn nhưng nặng.

  • Trọng lượng thực tế: Là trọng lượng của hàng hóa khi cân.
  • Trọng lượng thể tích (volumetric) được tính toán dựa trên kích thước của kiện hàng (dài x rộng x cao) và một hệ số quy đổi nhất định, tuỳ vào loại hình vận chuyển.

3.3. Hệ số quy đổi

Là hệ số giúp quy đổi thể tích của kiện hàng sang trọng lượng thể tích. Mỗi loại hình vận tải có hệ số quy đổi riêng.

3.4. Hình thức đóng gói

Đóng gói hàng hoá đúng cách sẽ giúp giảm thiểu khoảng trống bên trong kiện hàng, từ đó làm giảm thể tích và khối lượng vận chuyển. Ngược lại, đóng gói hàng hoá lỏng lẻo sẽ làm tăng thể tích kiện hàng, dẫn đến tăng khối lượng vận chuyển và các loại phí phát sinh cho hàng quá khổ.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại vật liệu đóng gói khác nhau (như thùng carton, gỗ, xốp…) cũng ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của kiện hàng.

Hình thức đóng gói ảnh hưởng đến khối lượng vận chuyển
Đóng gói hàng hoá đúng cách sẽ giúp giảm thiểu khoảng trống bên trong kiện hàng

3.5. Yêu cầu vận chuyển

Các đơn hàng có yêu cầu đóng gói đặc biệt hoặc vận chuyển hàng hóa quá khổ, dễ vỡ,… cũng có thể làm tăng khối lượng vận chuyển. Ngoài ra, quãng đường vận chuyển càng xa, hàng hóa càng cần bao bọc, đóng gói kỹ lưỡng. Điều này có thể làm tăng kích thước cũng như trọng lượng kiện hàng.

Bạn cần biết Báo giá vận chuyển là gì? Vì sao doanh nghiệp cần đến báo giá vận chuyển? Đọc ngay bài viết về 3 mẫu báo giá vận chuyển đầy đủ nhất để được giải đáp nhé!

4. Ứng dụng của công thức tính khối lượng vận chuyển trong thực tiễn

Công thức tính khối lượng vận chuyển, đặc biệt là khối lượng thể tích, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực vận chuyển và logistics, giúp đảm bảo giao hàng đúng thời gian, tránh vi phạm quy định về tải trọng và giảm thiểu chi phí phát sinh. Cụ thể:

  • Tính toán chính xác chi phí vận chuyển 
  • Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp
  • Tối ưu hóa không gian chứa hàng
Ứng dụng công thức tính khối lượng vận chuyển giúp tính toán chính xác chi phí
Ứng dụng công thức tính khối lượng vận chuyển giúp tính toán chính xác chi phí

Tóm lại, công thức tính khối lượng vận chuyển là yếu tố quan trọng trong tính toán chi phí vận chuyển hàng hóa. Nắm vững công thức này, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đừng quên theo dõi các kênh của Thái Dương để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé.

>>> Bạn muốn có chứng từ để căn cứ để thanh toán giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển?Tham khảo ngay bài viết Hóa đơn vận chuyển và các quy định về hóa đơn vận chuyển hàng hóa nhé!

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!