Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò then chốt trong hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Để tối ưu hoạt động này, việc áp dụng các phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả như FIFO và LIFO là vô cùng cần thiết.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về FIFO và LIFO để lựa chọn giải pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.
1. Tổng quan về FIFO và LIFO
1.1. FIFO là gì?
FIFO (First In, First Out) là phương pháp quản lý hàng tồn kho mà trong đó hàng hóa nhập vào trước sẽ được ưu tiên xuất ra trước. Điều này có nghĩa là hàng hóa tồn kho cũ sẽ được sử dụng hoặc bán trước, giúp giảm nguy cơ hàng hóa bị hư hỏng, lỗi thời hoặc hết hạn.
Phương pháp này đặc biệt là hữu ích với hàng hóa có thời hạn sử dụng như bánh kẹo, sữa, dược phẩm, mỹ phẩm,…
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
|
|
1.2. LIFO là gì?
LIFO (Last In, First Out) là phương pháp quản lý hàng tồn kho mà trong đó hàng hóa được nhập vào sau cùng sẽ được xuất ra trước. Điều này có nghĩa là các sản phẩm được mua hoặc sản xuất gần đây nhất sẽ được bán hoặc sử dụng trước tiên, trong khi các sản phẩm cũ hơn (nhập từ trước đó) vẫn còn trong kho.
Phương pháp này đặc biệt là hữu ích cho các ngành có chi phí sản xuất biến động mạnh, vì nó có thể giúp giảm lợi nhuận chịu thuế trong môi trường lạm phát.
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
|
|
2. Ứng dụng của FIFO và LIFO trong doanh nghiệp
Trong thực tế, FIFO và LIFO được ứng dụng phổ biến tại nhiều doanh nghiệp và ngành hàng. Cụ thể, FIFO được áp dụng trong các ngành hàng có sản phẩm là hàng hóa dễ hỏng, nhạy cảm với hạn sử dụng và cần ưu tiên đẩy bán theo thứ tự nhập trước – xuất trước để giảm thiểu rủi ro hư hỏng và lãng phí.
Trong khi đó, LIFO lại tối ưu hơn cho các ngành có chi phí sản xuất biến động mạnh, có thể lưu trữ lâu mà không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đầu ra.
Một số loại hình công ty, ngành hàng thường áp dụng dụng FIFO và LIFO bao gồm:
FIFO | LIFO |
|
|
3. So sánh sự khác biệt giữa FIFO và LIFO
Cả FIFO và LIFO đều là các phương pháp quản lý hàng tồn kho hữu ích hướng đến mục tiêu chung là tối ưu hóa quản lý kho và chi phí. Tuy nhiên, hai phương pháp này vẫn có những điểm khác biệt riêng như sau:
TIÊU CHÍ | FIFO | LIFO |
Nguyên tắc hoạt động | Hàng nhập trước xuất trước | Hàng nhập sau xuất trước |
Loại hàng hóa phù hợp | Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời trang,… | Dầu thô, khí đốt, kim loại, ô tô, hoá chất… |
Ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và chi phí doanh nghiệp |
|
|
4. Cách áp dụng FIFO và LIFO trong tính toán giá vốn hàng bán, giá trị tồn kho
Phương pháp FIFO và LIFO là hai phương pháp phổ biến để tính toán giá vốn hàng bán và giá trị tồn kho. Để hiểu rõ cách tính giá vốn hàng bán, giá trị tồn kho theo FIFO và LIFO, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Giả sử, doanh nghiệp X nhập kho 3 lô hàng theo thứ tự như sau:
- Lô 1: 150 sản phẩm, giá 13$/sản phẩm
- Lô 2: 250 sản phẩm, giá 14$/sản phẩm
- Lô 3: 300 sản phẩm, giá 15$/sản phẩm
Doanh nghiệp X cần xuất kho 400 sản phẩm. Sau đây là cách tính giá vốn hàng bán và giá trị tồn kho cụ thể theo FIFO và LIFO:
- Tính theo FIFO – Nhập trước xuất trước:
Giá vốn hàng bán = (150 x 13$) + (250 x 14$) = 5.450$
Giá trị hàng tồn kho = 300 x 15$ = 4.500$
- Tính theo LIFO – Nhập sau xuất trước:
Giá vốn hàng bán = (300 x 15$) + (100 x 14$) = 5.900$
Giá trị hàng tồn kho = (150 x 14$) + (150 x 13$)= 4.050$
5. Doanh nghiệp nên lựa chọn FIFO hay LIFO?
Nên lựa chọn phương pháp nào giữa FIFO và LIFO trong quản lý hàng tồn kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần xem xét để tìm ra phương pháp phù hợp nhất:
- Tính chất của hàng hóa
Đối với hàng hóa dễ hư hỏng, nhạy cảm xu hướng thị trường và có hạn sử dụng như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và các mặt hàng thời trang,… thì FIFO là một lựa chọn tối ưu. FIFO giúp giảm tỉ lệ hàng hóa không tiêu thụ được do lỗi thời, hết hạn sử dụng. Từ đó tránh được lãng phí.
Với hàng hóa lưu trữ lâu mà không gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm như dầu thô, kim loại,… doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn giữa FIFO và LIFO dựa trên các yếu tố chiến lược như xu hướng thị trường, nhu cầu tối ưu hóa tài chính và mục tiêu kinh doanh.
- Xu hướng thị trường
Trong bối cảnh lạm phát, LIFO có thể là phương pháp mang lại lợi ích về thuế cho doanh nghiệp. LIFO sử dụng giá của các lô hàng mới nhất (thường là giá cao hơn) để tính giá vốn hàng bán (COGS), dẫn tới lợi nhuận gộp thấp hơn, từ đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích trong các ngành có chi phí sản xuất biến động lớn như dầu khí và kim loại.
Ngược lại, trong bối cảnh giá cả hàng hóa giảm, FIFO sẽ phản ánh chính xác hơn giá trị hiện tại của hàng tồn kho. FIFO sử dụng giá của các lô hàng cũ hơn (thường có giá thấp hơn) để tính COGS, dẫn đến giá trị hàng tồn kho cao hơn và lợi nhuận gộp cao hơn. Nhờ đó giúp doanh nghiệp duy trì báo cáo tài chính tích cực trong thời kỳ giá cả giảm.
- Chính sách kế toán
Một số quốc gia và khu vực có quy định cụ thể về việc sử dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho. Ví dụ, theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS), phương pháp LIFO không được chấp nhận. Khi đó, các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi quốc tế hoặc tuân thủ IFRS chỉ được sử dụng FIFO hoặc các phương pháp khác như giá trung bình.
Ngược lại, tại Hoa Kỳ – nơi phương pháp LIFO được chấp nhận theo chuẩn mực kế toán GAAP, các doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp giữa FIFO và LIFO.
- Mục tiêu kinh doanh
Nếu mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, phương pháp FIFO có thể là lựa chọn tốt hơn trong bối cảnh giá cả ổn định hoặc giảm. FIFO phản ánh chính xác giá trị hiện tại của hàng tồn kho và có thể dẫn đến lợi nhuận gộp cao hơn, từ đó cải thiện báo cáo tài chính và thu hút nhà đầu tư.
Trong trường hợp mục tiêu của doanh nghiệp là giảm thuế, phương pháp LIFO là lựa chọn tối ưu trong thời kỳ lạm phát. LIFO giúp tăng COGS và giảm lợi nhuận gộp, từ đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp có chi phí sản xuất biến động lớn và chịu ảnh hưởng mạnh từ lạm phát.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về 2 phương pháp quản lý hàng tồn kho FIFO và LIFO. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cả hai phương pháp và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm về nhiều giải pháp quản lý hàng tồn kho tối ưu hơn nhé!
>>> Xem thêm bài viết:
Mẫu biên bản ký gửi hàng hóa tại kho
Tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất về dịch vụ ký gửi hàng online