Tổng hợp 4 loại mô hình Fulfillment phổ biến nhất 2024

Mô hình fulfillment (hoàn tất đơn hàng) là một hệ thống quản lý và vận hành các hoạt động liên quan đến xử lý, đóng gói, lưu kho và giao hàng hóa từ doanh nghiệp đến khách hàng cuối cùng. Dịch vụ này giúp các doanh nghiệp không chỉ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng mà còn tiết kiệm chi phí và quản lý tồn kho hiệu quả. 

Vậy fulfillment là gì và quy trình thực hiện ra sao? Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết này.

1. Khái niệm về mô hình fulfillment

Fulfillment là dịch vụ hoàn tất đơn hàng bao gồm nhiều hoạt động như lấy hàng từ người bán, lưu kho, xử lý đơn hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Dịch vụ Fulfillment có thể do doanh nghiệp tự vận hành hoặc thông qua một bên trung gian. Tuy nhiên điểm cốt lõi vẫn là xử lý hàng hóa một cách có hệ thống, xuyên suốt, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Mô hình fulfillment là một hệ thống quản lý và vận hành các hoạt động
Tất tần tật về Fulfillment

Fulfillment đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện đại, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Hoạt động này càng vận hành trơn tru thì trải nghiệm tạo ra cho khách hàng càng tốt. Từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, ghi lại dấu ấn tích cực nơi người tiêu dùng.

2. Quy trình hoạt động fulfillment

Một quy trình fulfillment tiêu chuẩn thường bao gồm 5 bước sau:

Bước 1: Nhận hàng hóa từ doanh nghiệp

Nhân viên Fulfillment sẽ đến trực tiếp doanh nghiệp để tiếp nhận hàng hóa về kho.

Bước 2: Quản lý hàng hóa trong kho

Bộ phận kho Fulfillment kiểm kê, phân loại và sắp xếp hàng hóa, nhập kho cẩn thận. 

Bước 3: Tiến hành tiếp nhận và xử lý đơn hàng

Sau khi nhận được thông tin đơn hàng từ nhà bán, kho fulfillment sẽ tiến hành lấy hàng, kiểm hàng, đóng gói, dán nhãn.

Bước 4: Xuất hàng và vận chuyển hàng hoá

Nhân viên fulfillment kiểm tra lại lần cuối các đơn hàng và bàn giao cho đội vận chuyển để ship hàng đến khách theo đúng địa chỉ và thời gian đã hẹn.

Bước 5: Đối soát và xử lý yêu cầu sau bán hàng

Sau khi đơn hàng được giao thành công, kho fulfillment sẽ tiếp nhận và xử lý các phản hồi của khách hàng nếu bị hỏng, giao sai số lượng,… Cuối cùng là đối soát và thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp (nếu có).

>>> Để tìm hiểu rõ hơn về các bước fulfillment, bạn có thể tham khảo thêm bài viết quy trình fulfillment nhé!

3. 4 loại mô hình fulfillment phổ biến nhất hiện nay

3.1. Bán Dropship

Mô hình Dropship không cần lưu trữ hàng hóa
Mô hình dropship

Bán Dropship là gì? Đây là mô hình kinh doanh mà người bán không cần lưu trữ hàng hóa mà chỉ cần tập trung vào việc quảng bá sản phẩm và quản lý đơn hàng. 

Với hình thức này, người bán sẽ đăng tải sản phẩm lên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, thông tin đơn hàng sẽ được người bán chuyển đến nhà cung cấp. Hàng hóa sẽ được nhà cung cấp đóng gói và giao hàng trực tiếp tới tay khách mua. 

Ưu và nhược điểm của mô hình

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiết kiệm chi phí vì không cần đầu tư vào kho bãi hay hàng tồn kho.
  • Dễ dàng thêm mới hoặc thay đổi sản phẩm mà không cần lo về hàng tồn kho.
  • Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm do không tự kiểm tra được hàng hóa trước khi giao.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Nếu nhà cung cấp không đáng tin cậy, người bán sẽ gặp khó khăn trong việc giao hàng đúng hạn và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Shopify là một nền tảng phổ biến mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để kinh doanh dropshipping. Các doanh nghiệp có thể kết nối với nhà cung cấp thông qua các ứng dụng như Oberlo để quản lý đơn hàng và giao hàng.

3.2. In-House Fulfillment

In-House Fulfillment là mô hình mà doanh nghiệp tự quản lý toàn bộ quy trình từ kho bãi, đóng gói đến giao hàng cho khách hàng.

In-House Fulfillment là mô hình mà doanh nghiệp tự quản lý toàn bộ quy trình
Mô hình in-house fulfillment

Quy trình hoạt động của in-house fulfillment bắt đầu từ việc nhập hàng vào kho của doanh nghiệp. Khi có đơn hàng, nhân viên kho sẽ lấy hàng, đóng gói và dán nhãn. Hàng sau đó được giao đến khách hàng thông qua dịch vụ giao hàng nội bộ hoặc các đơn vị vận chuyển bên ngoài.

Ưu và nhược điểm của mô hình

Ưu điểm Nhược điểm
  • Doanh nghiệp tự kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình.
  • Dễ dàng điều chỉnh quy trình theo nhu cầu và quy mô kinh doanh.
  • Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Cần đầu tư vào kho bãi, trang thiết bị và nhân lực.
  • Mất thời gian tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho việc quản lý kho, đóng gói và giao hàng.

Zara là một ví dụ điển hình về công ty sử dụng mô hình in-house fulfillment. Zara sẽ tự quản lý toàn bộ quy trình từ thiết kế, sản xuất, lưu kho, đóng gói đến giao hàng cho khách hàng. Việc này giúp Zara kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời nhanh chóng điều chỉnh theo phản hồi từ thị trường. Tuy nhiên, để duy trì được hệ thống này, Zara phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, nhân lực và hệ thống quản lý hiệu quả.

3.3. Third-Party Fulfillment

Third-Party Fulfillment là mô hình doanh nghiệp thuê bên thứ ba để làm logistic thay vì tự mình xử lý. Bên thứ ba ở đây sẽ là các công ty hoặc tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ về fulfillment.

Ở mô hình này, doanh nghiệp sẽ gửi hàng tới kho của bên thứ ba. Khi phát sinh đơn hàng, bên thứ ba có nhiệm vụ lấy hàng, đóng gói, giao hàng và hỗ trợ khách hàng đổi trả sau bán (nếu có). Doanh nghiệp không cần trực tiếp tham gia vào quy trình này mà chỉ cần tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Third-Party Fulfillment là mô hình doanh nghiệp thuê bên thứ ba để làm logistic
Quy trình hoạt động của Third-Party Fulfillment

Ưu và nhược điểm của mô hình

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiết kiệm chi phí: Không cần đầu tư vào kho bãi và nhân lực.
  • Doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh chính mà không cần lo lắng về việc quản lý kho bãi và giao hàng.
  • Khó kiểm soát được quá trình và thời gian giao hàng.
  • Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ: Nếu bên thứ ba không đáng tin cậy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.

Fulfillment by Amazon (FBA) là một dịch vụ của Amazon giúp các nhà bán lưu kho, quản lý hàng hóa và giao hàng nhanh chóng. Ưu điểm là nhà bán không cần đầu tư vào kho bãi và nhân lực. Họ vẫn tận dụng được hệ thống quản lý đơn hàng và giao hàng chuyên nghiệp của Amazon. Điều này giúp họ tiết kiệm chi phí và tập trung vào kinh doanh cốt lõi. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào Amazon có thể làm giảm tính linh hoạt và khả năng kiểm soát của doanh nghiệp.

3.4. Hybrid Fulfillment

Hybrid Fulfillment là mô hình kết hợp giữa in-house fulfillment và third-party fulfillment, trong đó doanh nghiệp tự quản lý một phần quy trình và thuê bên thứ ba quản lý phần còn lại.

Chẳng hạn như, doanh nghiệp có thể tự quản lý kho bãi và đóng gói sản phẩm, nhưng thuê bên thứ ba để giao hàng. Hoặc ngược lại, doanh nghiệp tự quản lý một số sản phẩm chiến lược và thuê bên thứ ba quản lý các sản phẩm còn lại.

Ưu và nhược điểm của mô hình

Ưu điểm Nhược điểm
  • Dễ dàng điều chỉnh và tận dụng được ưu thế của 2 hình thức in-house và third-party. Từ đó tăng chất lượng dịch vụ và độ hài lòng của khách hàng
  • Phức tạp trong quản lý, cần có hệ thống quản lý hiệu quả để phối hợp giữa các phần của quy trình.

4. 5 cách lựa chọn mô hình fulfillment phù hợp với doanh nghiệp

Cách lựa chọn mô hình fulfillment phù hợp với doanh nghiệp
Tiêu chí chọn mô hình fulfillment

4.1. Quy mô doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp nhỏ: Việc quản lý fulfillment nội bộ (in-house) sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Bởi các doanh nghiệp nhỏ thường có khối lượng đơn hàng thấp, dễ quản lý và kiểm soát.
  • Doanh nghiệp vừa và lớn: Sử dụng dịch vụ thuê ngoài (outsourcing) hoặc mô hình kết hợp (hybrid) sẽ giúp doanh nghiệp xử lý số lượng đơn hàng lớn 1 cách tối ưu.

4.2. Ngân sách

  • Xem xét chi phí fulfillment: Mỗi mô hình sẽ có những chi phí khác nhau, cần phải tính toán kỹ lưỡng để tìm ra phương án tối ưu nhất.
  • Cân nhắc giữa chi phí và lợi ích: Chọn phương án phù hợp với ngân sách và mục tiêu kinh doanh. Đôi khi, việc đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ chất lượng có thể mang lại lợi ích lâu dài.

4.3. Loại sản phẩm

  • Sản phẩm dễ hư hỏng hoặc cần bảo quản đặc biệt: Cần chọn dịch vụ fulfillment có khả năng bảo quản tốt, tránh hư hỏng.
  • Sản phẩm lớn, nặng: Yêu cầu cơ sở hạ tầng và vận chuyển chuyên biệt, đảm bảo an toàn.

4.4. Khối lượng đơn hàng

Nếu số lượng đơn hàng lớn hoặc dễ tăng đột biến thì doanh nghiệp nên chọn mô hình fulfillment linh hoạt, có khả năng mở rộng nhanh chóng. Việc này sẽ hạn chế tình trạng quá tải, đứt gãy chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.

4.5. Mục tiêu kinh doanh

  • Tăng trưởng nhanh chóng: Hợp tác với các đơn vị fulfillment chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị trường.
  • Tối ưu hóa chi phí: Sử dụng mô hình in-house hoặc kết hợp để kiểm soát và giảm thiểu chi phí vận hành.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Lựa chọn mô hình fulfillment có khả năng xử lý đơn, giao hàng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

>>> Tham khảo thêm bài viết về dịch vụ logistics & fulfillment đa kênh để tìm ra giải pháp tối ưu kinh doanh cho doanh nghiệp.

5. Thái Dương Fulfillment – đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment tốt nhất hiện nay

Thái Dương Fulfillment là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp vận hành đơn hàng chuyên nghiệp, uy tín nhất hiện nay. Công ty đang hoạt động chủ yếu tại 7 nước Đông Nam Á, US, Đài Loan và UAE, chuyên cung cấp dịch vụ fulfillment, logistics hàng hóa cho nhà bán hàng Việt tại các thị trường này. 

Đội ngũ nhân viên tại Thái Dương
Đội ngũ nhân viên tại Thái Dương

Với hệ thống kho bãi rộng rãi cùng đội ngũ nhân sự bản địa được đào tạo bài bản, Công ty Thái Dương tự tin sẽ giúp nhà bán giải quyết trọn vẹn các vấn đề về vận hành đơn hàng khi kinh doanh global. 

Trên đây là những thông tin về mô hình Fulfillment phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ về fulfillment và những mô hình đang được ưa chuộng. Đừng quên theo dõi Fanpage Thái Dương để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về fulfillment bạn nhé!

>>> Xem thêm: Job fulfillment và những kỹ năng cần thiết

5 2 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Hot News

Đừng vội bỏ qua

Theo dõi Fanpage chính thức của
Thái Dương Fulfillment để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!